Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Đăng kí nhãn hiệu


Kính gửi: Khách hàng

Số điện thoại liên lạc:

Email:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn tìm kiếm một công ty hiểu biết về pháp luật để tư vấn pháp lý và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu AMO English.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện theo ủy quyền để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Sau đây là tư vấn của HTC Việt Nam:


II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 của Quốc hội ngày 19/6/2009 của Quốc hội;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về hữu công nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010).

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14/02/2007.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến tạm nhập, tái xuất quặng sắt:

2.1. Khái niệm nhãn hiệu và điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu

2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

2.1.2. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu

- Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

- Không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

- Không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

- Không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Không có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2.2.1. Cơ quan thực hiện:

Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

2.2.2. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tra cứu, đánh giá sơ bộ về tình trạng nhãn hiệu

Tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây là bước không bắt buộc nhưng cần thiết để tiết kiệm thời gian và tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Nộp đơn và theo dõi thẩm định đơn

Đơn nhãn hiệu sẽ được xem xét, đánh giá chính thức về hình thức và nội dung bởi các thẩm định viên nhãn hiệu. Kết quả của quá trình thẩm định là văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc văn bản thông báo đề nghị sửa đổi hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra qua 3 bước cơ bản sau đây:

a) Thẩm định hình thức:

Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.

Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Sau thời gian quy định trên nếu đơn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ

Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu luật định về bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn nhãn hiệu sẽ nhận được văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ sẽ được cấp trong vòng 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

2.3. Hồ sơ, tài liệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

STT

Loại văn bản

Số lượng

1

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

02 bản chính

2

Mẫu nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ

09 bản chụp

3

Giấy ủy quyền

01 bản chụp

01 bản chính

4

Chứng từ, lệ phí

01 bản chính

5

Danh mục sản phẩm/dịch vụ dự định đăng ký theo đơn nhãn hiệu

01 bản chụp

2.4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Văn bằng bảo hộ được gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.

2.5. Thời gian thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thời gian thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dự kiến từ 12-18 tháng kể từ ngày đơn được chấp thuận hợp lệ.

2.6. Các mẫu tờ khai:

Các mẫu tờ khai đính kèm theo thư tư vấn này.

2.7. Tài liệu quý khách cần cung cấp:

- Mẫu nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ;

- Danh mục sản phẩm/dịch vụ dự định đăng ký theo đơn nhãn hiệu;

- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

2.8. Các công việc do HTC Việt Nam thực hiện:

- Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;

- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan;

- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của Quý Khách;

- Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách hàng lưu.

2.9. Bảng báo giá chi phí:

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Phí tra cứu sơ bộ và chuyên sâu về nhãn hiệu dự tính bảo hộ

2

Phí dịch vụ, tra cứu thẩm định nhóm hàng hóa/dịch vụ đầu tiên

3

Phí dịch vụ, tra cứu thẩm định nhóm hàng hóa/dịch vụ thứ 2 trở đi

4

Phí tra cứu thẩm định cho hàng hóa/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm (1 hàng hóa)

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

CÔNG TY LUẬT TNHH HTC VIỆT NAM

GIÁM ĐỐC

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng



Gọi ngay

Zalo