Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ

Theo định nghĩa của Luật sở hữu trí tuệ, “nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu, dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt. Theo đó, thông tin mà nhãn hiệu truyền đạt đến người tiêu dùng (dưới dạng từ ngữ và/hoặc hình ảnh) phải giúp người tiêu dùng nhận biết về nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu; và nhãn hiệu đăng ký phải không tiềm ẩn xung đột với quyền đã được xác lập đối với nhãn hiệu của chủ thể khác (không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của chủ thể khác). Chính vì đặc điểm "dấu hiệu phân biệt" này mà Luật Sở hữu trí tuệ có quy định điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.

Để tránh việc nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ do dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn, dưới đây Công ty Luật HTC Việt Nam chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng các lưu ý khi nghiện cứu, xây dựng nhãn hiệu của mình:

Thứ nhất: Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt:

Theo Khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ...”

Có nghĩa là nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên nguyên tắc bảo hộ tổng thể tất cả các yếu tố cấu thành nhãn hiệu đó. Nếu trong tổng thể các yếu tố đó có yếu tố được coi là không có khả năng phân biệt hoặc khó nhận biết, khó ghi nhớ thì sẽ được coi là yếu tố loại trừ bảo hộ của nhãn hiệu.

Các trường hợp yếu tố của nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt cụ thể là:

- Các dấu hiệu là hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu là hình vẽ quá rắc rối, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết, ghi nhớ được thì cũng không có khả năng được bảo hộ.

- Dấu hiệu là các chữ số, chữ cái đứng riêng lẻ, thuộc ngôn ngữ thông dụng. Tuy nhiên, trường hợp dấu hiệu chữ này đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc trình bày dưới dạng đồ họa thì có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.

- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến ví dụ như: Biểu tượng năm vòng tròn lồng vào nhau của thế vận hội thể thao, hình cán cân công lý biểu tượng cho ngành tư pháp, hình chữ thập biểu tượng cho ngành y tế,... sẽ không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

- Hình vẽ hoặc tên gọi thông thường, đặc điểm, tính chất vốn có của chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Những từ ngữ, hình ảnh chỉ chủng loại không có khả năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa với người tiêu dùng sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu. Tuy nhiên, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa vẫn có thể đăng ký cho những sản phầm hoàn toàn khác loại, không liên quan.

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất thành phần, công dụng, giá trị hoặc đặc tính mô tả hàng hóa, dịch vụ. Đây là dấu hiệu chỉ chức năng thông tin về các vấn đề cần thiết và chủ yếu liên quan đến hàng hóa nên chúng không có khả năng phân biệt và không thể sử dụng làm nhãn hiệu.

- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được đăng ký với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Thứ hai: Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền SHTT của người khác.

Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do đó, nếu nhãn hiệu đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn thì nó sẽ không được bảo hộ vì nó không bảo đảm chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Có thể chia thành 2 loại khả năng phân biệt như sau:

- Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho cùng loại hoặc tương tự hàng hóa và dịch vụ trong các trường hợp sau:

+ Nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký bảo hộ và sử dụng tại Việt Nam, hoặc đã nộp đơn trước, hoặc hưởng ngày ưu tiên sớm hơn thời gian nộp đơn trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên.

+ Nhãn hiệu mà Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng.

+ Nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng, cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đó được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

- Một nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sau:

+ Tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

+ Chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng dấu hiệu có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc sản phẩm của hàng hóa. Đặc biệt, đối với các chỉ dẫn địa lý được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh thì các dấu hiệu trùng hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đó không được chấp nhận, nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó.

+ Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.

Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký bị từ chối bảo hộ sẽ là thiệt hại cho chủ sở hữu, không chỉ tốn kém chi phí đăng ký, thời gian chờ đợi kết quả, mà còn khiến bao công sức xây dựng thương hiệu, tiền bạc, chi phí cơ hội trở thành lãng phí khi nhãn hiệu đó không được bảo hộ độc quyền.

Chưa kể nếu chủ sở hữu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu xâm phạm đến nhãn hiệu khác đã đăng ký sẽ là vi phạm pháp luật, hoàn toàn có thể bị khiếu kiện và đòi bồi thường.

Để một nhãn hiệu được công nhận bảo hộ độc quyền bởi Cục SHTT Việt Nam, nhãn hiệu đó đều phải trải qua quá trình thẩm định kéo dài ít nhất là 12 tháng với nhiều điều kiện và yêu cầu mà nhãn hiệu đó phải đáp ứng.

Tóm lại, khi nghiên cứu xây dựng nên nhãn hiệu của mình, các doanh nghiệp nên có kế hoạch thiết kế và đối chiếu các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu từ sớm để chắc chắn nhãn hiệu có thể bảo hộ, hạn chế tối đa những rắc rối pháp lý không đáng có trên chặng đường phát triển thương hiệu.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật HTC Việt Nam về thủ tục yêu huỷ bỏ văn bằng bảo hộ. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(T. Loan)



Gọi ngay

Zalo