Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TĨNH HỢP

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TĨNH HỢP

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật – công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm thông minh, phục vụ nhu cầu của con người, có thể kể đến như: điện thoại, máy tính, máy giặt... Mạch tĩnh hợp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm đó. Đây cũng là đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ. Nhưng không phải trong trường hợp nào, đăng ký thiết kế bố trí mạch tĩnh hợp cũng đều được cấp văn bằng. Vậy, nếu doanh nghiệp muốn khiếu nại liên quan tới việc cấp văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tĩnh hợp thì phải làm thế nào, dưới đây là tư vấn của công ty TNHH HTC Việt Nam:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.


II. Nội dung tư vấn.

1. Quyền khiếu nại của công dân.

- Chủ thể của quyền khiếu nại: mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

- Thời hạn khiếu nại: 90 ngày kể từ ngày chủ thể quyền khiếu nại nhận được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch đối với khiếu nại lần đầu; nếu khiếu nại đó không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng vẫn không được cấp văn bằng bảo hộ thì tổ chức, cá nhân đó có thể nộp đơn khiếu nại lần hai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

2. Luật sư tư vấn hồ sơ khiếu nại gồm có:

- Tờ khai (02 tờ theo mẫu sẵn);

- Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;

- Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ;

- Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.

Tuy nhiên cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khiếu nại lưu ý về số lượng hồ sơ yêu cầu, cụ thể cần có 02 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp hoặc thông qua đại diện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng hoặc qua đường bưu điện.

3. Thủ tục giải quyết đơn khiếu nại.

Bước 1: Thụ lý đơn:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức và ra thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đơn khiếu nại có được thụ lý hay không.

Bước 2: Ra quyết định giải quyết khiếu nại:

Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại. .Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Bước 3: Công bố:

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về thủ tục giải quyết khiếu nại liên quan tới bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo