Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Đăng ký chỉ dẫn địa lý là một chiến lược thông minh để tạo dựng tên tên tuổi, thương hiệu cho nông sản và các sản phẩm liên quan, tạo sự cạnh tranh cho các sản phẩm địa phương trên thị trường trong và ngoài nước, hơn thế nữa nó chống lại sự lạm dụng, gian lận thương mại lợi dụng danh tiếng của các sản phẩm, nông sản tại khu vực địa lý nhất định. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều sản phẩm địa phương được đăng ký chỉ dẫn địa lý như là: sản phẩm tôm hùm Phú Yên, Nước mắm Phú Quốc, Vải Lục Ngạn... tạo nên tên tuổi cho nông sản Việt Nam. Và ngày có thêm nhiều sản phẩm nguồn gốc địa phương cũng đang theo con đường đăng ký chỉ dẫn địa lý. Vậy điều kiện để bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì? Thủ tục đăng ký như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

1. Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung qua các năm 2009 và 2019;

2. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hướng dẫn thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

3. Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011;

4. Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

II. Nội dung tư vấn

1. Khái quát về chỉ dẫn địa lý

Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra khái niệm chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Như vậy chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa, cụ thể gồm có từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh để chỉ quốc gia, lãnh thổ, một địa phương mà hàng hóa được sản xuất ra. Đồng thời chỉ dẫn địa lý chính là sự xác nhận về chất lượng, danh tiếng của hàng hóa xuất phát từ chỉ dẫn địa lý.

Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Điều kiện địa lý gồm các yếu tố sau: yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…). Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một số chỉ tiêu nhất định theo quy định và phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc phương pháp kiểm tra phù hợp.

Theo Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý: chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.

2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Điều kiện chung bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có hai điều kiện sau:

- Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý, không thể đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm được sản xuất tại một nơi khác không khớp với chỉ dẫn địa lý được đăng ký cho sản phẩm đó.

- Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu là do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Trong đó, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý theo Khoản 2, Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Cũng theo đó: tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam; chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng; chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ; chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm thì không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý (Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

3.1. Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý gồm:

- Hai tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

- Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm.

- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).

- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…).

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký.

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3.2. Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hồ sơ nộp tại một trong các địa điểm sau:

- Cục Sở hữu trí tuệ

- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh

- Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ theo hình thức trực tuyến.

Quy trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo cho người nộp hồ sơ để sưa chữa trong thời hạn 01 tháng.

- Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Cấp văn bằng bảo hộ

- Trường hợp đối tượng trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

- Trường hợp không không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về trình tự, thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Thị Mỹ Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới nhất



Gọi ngay

Zalo