Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ PHẢI LÀ BẮT BUỘC?

HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ PHẢI LÀ BẮT BUỘC?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, khó xác định cụ thể từng loại. Khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai là một bước quan trọng. Vậy có phải tất cả mọi tranh chấp đều phải tiến hành hòa giải? Việc hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc để tòa án thụ lý giải quyết vụ án không? Sau đây công ty luật TNHH HTC Việt Nam tư vấn về vấn đề hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc trong tranh chấp đất đai hay không.

1. Cơ sở pháp lý.

- Luật Đất đai 2013.

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Nghị định số 43/2014/ NĐ – CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 BLTTDS 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.


2. Tư vấn về hòa giải tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.

Hòa giải tranh chấp đất đai là bắt buộc?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Như vậy, hòa giải trong trường hợp này là tự nguyện.

Còn theo quy định tại khoản 2 cùng điều 202: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải” Vậy nên đây là thủ tục hòa giải bắt buộc.

- Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (tranh chấp kết thúc)

Trường hợp 2: Hòa giải không thành. Khi hòa giải không thành thì được giải quyết như sau:

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (khởi kiện tại Toà án).

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai; hoặc Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã nơi có đất tranh chấp là thủ tục bắt buộc.

Hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc để tòa án thụ lý giải quyết vụ án trong trường hợp nào?

Khoản 2 điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định như sau:

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Như vậy, những tranh chấp đất đai như tranh chấp về ranh giới thửa đất, tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất… đều phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều khởi kiện vụ án (không cần hòa giải tại UBND cấp xã). Như vậy, khi xảy ra tranh chấp đất liên quan đến đất đai như là giao dịch (mua bán nhà đất), thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…thì sẽ không giải quyết theo quy định của Luật Đất đai (không phải hòa giải tại UBND cấp xã) mà các bên sẽ tự hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy đinh pháp luật

Trên đây là những ý kiến của tôi tư vấn về vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hà)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo