Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng thương mại?

Khi tham ký kết hợp đồng, các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thương mại, trường hợp có vi phạm hợp đồng thì bên có vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra. Sau đây là một số nội dung pháp lý về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng thương mại.

I. Vi phạm hợp đồng trong thương mại là gì?

Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này. (khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. (khoản 13 Điều 3 Luật thương mại 2005)

II. Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

Bên vi phạm được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi, bằng cách chỉ ra những hoàn cảnh khách quan khiến cho mình không thể thực hiện hợp đồng hoặc không thể thực hiện đúng hợp đồng. Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

“a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng".

Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Ngoài ra, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

III, Các chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng

Căn cứ Điều 292 Luật Thương mại 2005, chế tài trong thương mại gồm:

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

- Phạt vi phạm;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

-Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

- Huỷ bỏ hợp đồng

- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 358 BLDS quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.”

2. Phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt theo quy định trong hợp đồng. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Không có quy định nào của pháp luật yêu cầu phải chứng minh thiệt hại tồn tại để áp dụng phạt vi phạm hợp đồng, sẽ được áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ (Khoản 1 điều 351 Bộ luật dân sự 2015)

Điều 418 BLDS 2015 quy định thoả thuận phạt vi phạm: Là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định. (Ví dụ: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm).

Trường hợp ngoại lệ duy nhất quy định trong Luật Thương mại là mức phạt đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình không được vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định (Điều 266).

3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Đây hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Vì vậy, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi: Có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm bao gồm: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo đó bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất. Bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi không thực hiện được nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên có quyền (theo khoản 3 Điều 351 BLDS 2015).

Điều 419 BLDS năm 2015 quy định: “1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này; 2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; 3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.

Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất; nếu không áp dụng, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Nếu bên có quyền không áp dụng các biên pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thì bên có quyền cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại xảy ra.

4.Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại: Là việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, hợp đồng lúc này vẫn còn hiệu lực. Ví dụ: Tạm ngừng thanh toán tiền, tạm ngừng việc giao hàng, nhận hàng, tạm ngừng quảng cáo…đến khi bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả do vi phạm hợp đồng thì bên có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Là bên bị vi phạm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh, thương mại với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện.

Huỷ bỏ hợp đồng: Là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

IV, Lưu ý khi tạo lập hợp đồng

Căn cứ Điều 307 luật Thương mại 2005:

“1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”

Theo đó, nếu các bên muốn áp dụng vừa chế tài phạt vi phạm, vừa bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì cần phải nêu rõ chế tài phạt vi phạm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài đối với các bên khi có hành vi vi phạm, tuy nhiên pháp luật thương mại có sự giới hạn tỉ lệ phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Điều này rất nhiều thương nhân nhầm lẫn về con số này là 8% giá trị hợp đồng. Vì vậy, khi các bên trong quan hệ thương mại lập hợp đồng cần lưu ý điểm này.

Phạt vi phạm là một điều khoản trong hợp đồng nên phạt vi phạm chỉ có giá trị khi hợp đồng có hiệu lực.

Kết luận

Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng và giám sát hợp đồng là cực kì quan trọng để đảm bảo lợi ích của các bên và tạo cơ chế rõ ràng trong giải quyết tranh chấp và khuyến khích tuân thủ hợp đồng. Bạn đọc có thể tham khảo dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng của công ty Luật HTC chúng tôi.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Đinh Thị Huyền; Ngày viết: 06/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn/; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan

- Tư vấn tổng hợp pháp luật về hợp đồng

- 5 điều cần biết khi tham gia hợp đồng thương mại

- Những điều lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại

- Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Tư vấn hợp đồng lao động



Gọi ngay

Zalo