Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG KHI THUÊ NHÀ THÌ CÓ THỂ LẤY LẠI TIỀN ĐẶT CỌC KHÔNG?

Không ít người thuê nhà đã gặp phiền toái, tranh chấp với chủ nhà do không làm hợp đồng cho thuê. Vậy người thuê nhà có thể lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi không có hợp đồng cho thuê không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lí.

- Bộ Luật Dân sự năm 2015.

II. Nội dung tư vấn.

1. Quy định pháp luật về Hợp đồng thuê nhà.

Hợp đồng thuê nhà là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản, theo đó hợp đồng thuê nhà được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê nhà.

2. Đặc điểm của hợp đồng thuê nhà.

- Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng có đền bù. Trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.

- Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng song vụ.Theo đó, hợp đồng sẽ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Tương ứng với quyền của bên cho thuê là nghĩa vụ của bên thuê và ngược lại, tương ứng với quyền của bên thuê là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà

- Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Bên thuê có quyền sử dụng nhà cho thuê trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức của hợp đồng thuê nhà.

Theo điều 121 Luật nhà ở 2014 quy định, Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản.

Thuê nhà là một loại giao dịch đặc biệt và cần phải có tính chính xác cao nhằm thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thuê nhà và cũng là một căn cứ có tính chính xác cao nhằm giải quyết tranh chấp giữa các bên. Vì vậy, hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.

4. Không ký hợp đồng khi thuê nhà thì có thể lấy lại tiền đặt cọc không?

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo đó khi ký hợp đồng thuê nhà, các bên có thể thỏa thuận việc đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thuê nhà., việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Bản chất của việc đặt cọc là thỏa thuận nhằm mục đích đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, số tiền đặt cọc chỉ thuộc về bên nhận đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Trừ khi hai bên có thỏa thuận khác, nếu sau đó bên đặt cọc đã giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì bên nhận đặt cọc phải có trách nhiệm trả lại số tiền mà bên đặt cọc đã đặt cọc.

Nếu hai bên không ký kết hợp đồng thuê nhà thì theo nguyên tắc chủ nhà trọ (bên nhận đặt cọc) phải có trách nhiệm trả lại số tiền đặt cọc cho người thuê (bên đặt cọc). Khoản 2 Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định: "2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”.

Tuy nhiên, để có thể lấy lại được số tiền đặt cọc thì phải đưa ra được văn bản thoả thuận đặt cọc mà hai bên đã lập. Nếu hai bên không lập thành văn bản, để tránh trường hợp chủ nhà trọ phủ định việc trên thực tế hai bên đã đặt cọc thì bên thuê có thể tìm kiếm các bằng chứng khác như: bản ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện giữa hai bên hoặc nhân chứng chứng nhận cuộc nói chuyện về vấn đề đặt cọc giữa hai bên... Đây chính là cơ sở để chứng minh trên thực tế giữa hai bên có xảy ra quan hệ dân sự – đặt cọc, đồng thời cũng là căn cứ để có thể đòi lại số tiền đặt cọc thuê nhà mà chủ nhà trọ đang giữ. Nếu chủ nhà trọ vẫn cố tình không chịu trả tiền đặt cọc thì bên thuê có thể khởi kiện tại Tòa án cấp quận/huyện nơi có tài sản cho thuê để yêu cầu giải quyết quyền lợi chính đáng cho mình.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề không kí hợp đồng khi thuê nhà có thể lấy lại tiền đặt cọc không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Bích Ngọc)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:



Gọi ngay

Zalo