Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Cách viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện khi vi phạm hợp đồng?

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, khi không thể thương lượng, hòa giải được mâu thuẫn phát sinh, chủ thể tham gia có thể viết đơn khởi kiện để tòa án giải quyết. Toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi bị vi phạm mà đương sự không yêu cầu toà án giải quyết thì toà không có trách nhiệm giải quyết.

1. Khái niệm của vụ án kinh tế

Vụ án kinh tế là các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Tòa án kinh tế là tòa chuyên trách thuộc hệ thống tòa án nhân dân, được tổ chức ở Tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế

* Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp:

- Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế, trừ trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện.

* Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:

Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú; (trừ trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì tòa án nơi có bất động sản giải quyết)

* Thẩm quyền của tòa án theo lựa chọn của nguyện đơn:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án;

- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án;

- Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án;

- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án;

- Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án;

- Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.

3. Nội dung cần có trong đơn khởi kiện

- Tòa án nhân dân có thẩm quyền: nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.

- Thông tin người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có), người làm chứng (nếu có)

+ Cá nhân: ghi họ và tên, địa chỉ nơi cư trú

+ Cơ quan, tổ chức: ghi tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ trụ sở chính và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức

- Nội dung khởi kiện: nêu cụ thể từng vấn đề

- Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có)

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân hoặc nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện thì phải đóng dấu và người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ.

4. Thủ tục khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm một số nội dung sau tùy vào tính chất của tranh chấp:

– Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế

– Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế.

– Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).

– Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).

– Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng, các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng;

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.

– Các tài liệu giao dịch khác ;

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)…

B1. Người khởi kiện gửi hồ sơ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

B2. Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí

Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí trong 7 ngày (trừ trường hợp được miễn)

B3. Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.

B4. Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

-Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2 đến 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án

-Thời hạn mở phiên tòa từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật HTC về vấn đề Giải quyết tranh chấp vụ án kinh tế tại Tòa án. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ công ty Luật HTC để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Đinh Thị Huyền; Ngày viết: 06/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn/; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan

- Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

- Tư vấn về thủ tục khởi kiện đòi nợ

- Dịch vụ tư vấn khởi kiện thu hồi nợ

- Tư vấn các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng



Gọi ngay

Zalo