Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC THAY ĐỔI CON DẤU CỦA CÔNG TY

Thay đổi dấu công ty là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi doanh nghiệp có sự thay đổi nội dung trong dấu công ty, việc thay đổi dấu công ty sẽ được doanh nghiệp thực hiên gồm (i) hủy dấu cũ công ty (ii) khắc dấu công ty mới (iii) nộp hồ sơ công bố việc sử dụng dấu mới trên cổng thông tin quốc giá (iv) chính thức sử dụng dấu mới công ty. Sau đây, Công ty Luật TNHH HTC Viêt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề thủ tục thay đổi con dấu của công ty.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020.

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021của Chính phủ Quy định về đăng ký doanh nghiệp.

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

II. Nội dung tư vấn

1. Các trường hợp thay đổi con dấu

- Thay đổi tên công ty;

- Thay đổi loại hình doanh nghiệp;

- Thay đổi địa chỉ công ty khác quận hoặc khác thành phố;

- Thay đổi hình thức, số lượng con dấu;

- Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp;

- Cập nhật mã số thuế thay thế số chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Mất con dấu;

- Con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng, v.v…

2. Hồ sơ chuẩn bị khi thay đổi con dấu doanh nghiệp

Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi mẫu con dấu vì lý do gì (mất, hỏng, đổi tên…) mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Nếu sử dụng dịch vụ (tức uỷ quyền cho một đơn vị, tổ chức chuyên nghiệp thay mình thực hiện mọi công việc liên quan đến thay đổi mẫu con dấu) mọi người có thể bỏ qua mục này. Còn trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện, cần nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin. Cụ thể hồ sơ thay đổi con dấu bao gồm:

- Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng;

- Giấy chứng nhận mẫu dấu của con dấu cũ;

- Chứng minh thư người đại diện pháp luật;

- Người được cử đi làm dấu mang theo CMND, Giấy giới thiệu/Ủy quyền (nếu có);

- Thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư thành phố.

3. Thủ tục thay đổi dấu công ty như thế nào?

Thủ tục thay đổi dấu công ty sẽ được thực hiện lần lượt qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Soạn thảo công văn hủy dấu công ty cũ;

Với các công ty được thành lập trong giai đoạn dấu vẫn do cơ quan công an quản lý và cấp dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, khi tiến hành thay dấu mới cần phải trả lại dấu cũ cho cơ quan công an để hủy dấu cũ.

Bước 2: Tiến hành khắc lại dấu công ty mới;

Doanh nghiệp liên hệ với các công ty khắc dấu để đặt khắc, in dấu mới (lưu ý: Ngành nghề kinh doanh khắc, in dấu mới là nghành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn những doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để khắc dấu.)

Bước 3: Soạn thảo thông báo việc sử dấu mới công ty

Sau khi có dấu mới, doanh nghiệp sẽ soạn thảo thông báo về việc sử dụng dấu mới để cập nhật mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 4: Nộp thông báo về việc sử dụng dấu mới công tới cơ quan đăng ký.

Doanh nghiệp nộp thông báo sử dụng mấu dấu tới Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính;

Bước 5: Sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xác thực thông tin thay đổi dấu công ty

Sở kế hoạch đầu tư sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét tính pháp lý hồ sơ công bố mẫu dấu trước khi tiến hành thủ tục cập nhật mẫu dấu.

Bước 6: Sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành công bố thông tin thay đổi dấu công ty

Sau khi kiểm tra hồ sơ công bố mẫu dấu và thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ tiến hành công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

Lưu ý: Các doanh nghiệp khi thay đổi dấu có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu mới với cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua các thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu, đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng biết.

4. Lưu ý khi thay đổi con dấu doanh nghiệp

- Trong trường hợp bị mất con dấu thì không cần nộp lại con dấu cũ, những trường hợp thay đổi thì cần nộp lại con dấu cũ.

- Nếu thay đổi địa chỉ công ty cùng địa chỉ quận/ huyện thì không cần thay đổi con dấu.

- Có thể bị xử phạt hành chính

Tùy thuộc vào thời gian thành lập doanh nghiệp mà cần lưu ý một số vấn đề:

- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015: sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an.

- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu: Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

- Doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015: có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.

Trên đây là những nội dung tư vấn về “Thủ tục thay đổi con dấu công ty. Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

(Nguyễn Văn Hùng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tư vấn thành lập công ty cổ phần

Tư vấn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Tư vấn thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài



Gọi ngay

Zalo