Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp

Trước khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần lưu ý một số thủ tục pháp lý cần thiết. Công ty Luật HTC xin gửi đến bạn đọc một số công việc và doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện sau khi đăng ký thành lập.

1. Mở tài khoản ngân hàng

Với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản là việc mà doanh nghiệp phải làm để thuận tiện trong hoạt động giao dịch kinh doanh và nộp thuế.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp, nhưng một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng tùy nhu cầu.

2. Thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp; trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Một doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất theo một mẫu dấu đã đăng ký.

Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trước khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp.

3. Khai, nộp lệ phí môn bài

Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện. Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài theo Thông tư 130/2016/TT-BTC.

Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng thì nên đăng ký ngày bắt đầu hoạt động là ngày đầu của tháng sau để giảm bớt hồ sơ và các thủ tục liên quan đến thuế.

4. Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán

Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy làm kế toán của mình; đó có thể là Phòng/Ban Kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán….

Tuy nhiên, dù tổ chức theo hình thức nào, bao nhiêu người làm kế toán đi nữa; thì, doanh nghiệp nhất định phải có Kế toán trưởng, trừ trường hợp là doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong trường hợp không bổ nhiệm kế toán trưởng công ty có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (theo Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

5. Đăng ký thuế lần đầu

Hiện nay, các thông tin đăng ký thuế ban đầu, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư; chứ không phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Chi cục thuế quận / huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa.

Tuy nhiên, sau khi đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã thông báo sử dụng mẫu con dấu, thì doanh nghiệp vẫn phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu.

6. Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước như sau:

- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

Sổ đăng ký cổ đông/thành viên là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần/phần góp vốn của các cổ đông/thành viên công ty. Công ty phải lập sổ đăng ký cổ đông/thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Căn cứ khoản 1 Điều 48 và khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020)

Doanh nghiệp có hành vi không lập sổ đăng ký cổ đông/thành viên có thể bị xử phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc lập sổ đăng ký cổ đông.

8. Đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Khi mới thành lập, công ty cần lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp, việc này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Dựa vào nội dung Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hiện nay có 02 phương pháp chính để tính thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào khách hàng để lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp. Ngoài ra, cần phải tính toán thêm các yếu tố khác như phương pháp nào thì đóng thuế nhiều hơn, thuận tiện hơn, thể hiện uy tín thương hiệu tốt hơn, …

9. Thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp; trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là, doanh nghiệp có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất theo một mẫu dấu đã đăng ký.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;

- Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;

- Hủy mẫu con dấu.

10. Áp dụng hóa đơn

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

11. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

Trách nhiệm quản lý của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 12 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

- Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

+ Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;

12. Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, công ty cổ phần có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị (Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

13. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019)

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 và mục 8 Phần II Quyết định 338/2021/QĐ-LĐTBXH có quy định chi tiết về thủ tục đăng ký nội quy lao động.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Đinh Thị Huyền; Ngày viết: 04/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn/; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan

- Dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói

- Các bước thành lập công ty cổ phần

- Thành lập doanh nghiệp tư nhân

- Danh mục ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định

- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp



Gọi ngay

Zalo