Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những điều cần lưu ý khi mua lại doanh nghiệp khác

Việc mua lại doanh nghiệp khác giúp cho nhà đầu tư hay các doanh nghiệp khác rút ngắn được nhiều thời gian, công sức, kinh nghiệm cũng như tận dụng được vị thế hiện có khi được thừa hưởng những gì mà doanh nghiệp đó đã gây dựng.Tuy nhiên trên thực tế, trước khi mua lại một doanh nghiệp khác, bên mua phải xem xét rất nhiều yếu tố để đảm bảo không có rủi ro hoặc rủi ro ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được thì mới nên tiến hành nhận chuyển nhượng. Vì vậy, Công ty TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn những điều cần lưu ý khi mua doanh nghiệp khác.

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp được viết tắt là M&A (tức là Mergers and Acquisitions) để chỉ về các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Mua bán có thể được hiểu là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và không làm ra đời một pháp nhân mới.

Những tập đoàn, công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ và yếu hơn, hoặc đang gặp khó khăn kinh tế có tiềm năng cao, nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Những công ty nhỏ sau khi được mua sẽ sát nhập hoặc chịu sự quản lý công ty lớn. Từ đó không còn tồn tại công ty đã bị mua lại. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều so với việc bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường.

2. Những lưu ý khi mua lại doanh nghiệp khác

Thứ nhất, cần kiểm tra các vấn đề pháp lý

Nhiều khi các bên quan tâm nhiều hơn về các vấn đề tài chính mà quên mất rủi ro về pháp lý. Những rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản do vi phạm các nghĩa vụ về thuế hay nợ đọng các khoản tiền, không tuân thủ quy định của pháp luật khi kinh doanh); rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,…. dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác. Vì vậy việc tiến hành kiểm tra các vấn đề pháp lý trước khi quyết định mua lại là thực sự cần thiết.

Thứ hai, phải thẩm định giá mua doanh nghiệp

Gía cả khi mua lại doanh nghiệp là vấn đề mà bên mua đặc biệt quan tâm. Những cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như rủi ro về nguồn vốn (ví dụ như bên mua chưa góp đủ vốn, nguồn vốn kinh doanh không minh bạch…), rủi ro về tài sản (việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế), rủi ro về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác. Thông thường để kiểm soát rủi ro về tài chính các bên sẽ thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm trả, soát xét lại toàn bộ báo cáo tài chính, tài sản và các vấn đề liên quan của doanh nghiệp để đưa ra báo cáo thẩm định tài chính. Ngoài ra có thể thuê các bên thẩm định giá để định giá tài sản của doanh nghiệp nếu như các bên không tự thỏa thuận được về việc định giá. Việc dựa trên các báo cáo này sẽ giúp bên mua nhìn ra được những số liệu và rủi ro liên quan đến tài chính để từ đó cân quyết định mua hay không, cũng như là căn cứ để đàm phán giá mua.

Thứ ba, tìm hiểu lượng khách hàng

Việc mua lại doanh nghiệp có mục đích chủ yếu là tận dụng những điều kiện có sẵn để tạo bàn đạp cho nhà đầu tư phát triển ở một thị trường mới. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về lượng khách hàng, mối quan hệ hợp tác và lợi nhuận của doanh nghiệp mục tiêu trong thời điểm hiện tại để có thể tạo nền tảng cho việc ổn định, xây dựng và phát triển lượng khách hàng của doanh nghiệp sau khi mua lại.

Thứ tư, kiểm tra thực trạng doanh nghiệp Kiểm tra lại tình trạng thực tế c

Thực trạng của doanh nghiệp sẽ quyết định giá cả thu mua. Nếu bạn đánh giá được doanh nghiệp bị bán càng chính xác thì rủi ro sẽ càng thu hẹp. Khi xác định giá trị của một doanh nghiệp, bạn phải xem xét cả sản nghiệp của doanh nghiệp đó, gồm cả tài sản và nợ. Trong tài sản thì cần phải tính đến giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình. Tài sản vô hình chính là uy tín, chất lượng và những tài sản trí tuệ – những thứ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.

Đây là những tài sản rất giá trị nhưng cũng có rủi ro bởi có thể bị thay đổi bởi tương lai. Về phần nợ, bạn phải xác định được nguyên nhân nợ, nguồn gốc khoản nợ là của ai,… và tìm được nguồn tài chính để doanh nghiệp khôi phục hoạt động.

Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất cho bên mua khi mua lại doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, còn một sô lưu ý khác như: Tìm hiểu về nhân viên, định giá thương hiệu,...Tùy từng loại hình doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải có những lưu ý khác nhau.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Thị Thu Nga/253; Ngày viết: 13/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết liên quan

- Những rủi ro pháp lý cần lưu ý khi mua cổ phiếu

- Thành lập công ty cổ phần

- Những điều cần biết khi tiến hành thành lập doanh nghiệp

- 5 cách quản lý rủi ro trong đầu tư hiệu quả

- Tại sao cần tham vấn luật sư khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng dự án đầu tư?


Gọi ngay

Zalo