Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KINH DOANH DỊCH VỤ PHẪU THUẬT THẨM MỸ CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

KINH DOANH DỊCH VỤ PHẪU THUẬT THẨM MỸ CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Hiện nay, ngành dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, Spa đang rất phát triển và nhu cầu của xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, về điều kiện kinh doanh, quy chế pháp lý về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thì không phải ai cũng nắm rõ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn nội dung này qua bài viết sau, giúp người kinh doanh và người sử dụng dịch vụ cùng nắm rõ.

Cơ sở pháp lý

-Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

-Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

-Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

1.Thứ nhất, cần hiểu kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là gì?

Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.

(Theo quy định tại khoản 20, Điều 3 Nghị định số 96/2016 quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện)

Thẩm mỹ viện là cụm từ dùng để chỉ một địa điểm kinh doanh dịch vụ làm đẹp cơ thể con người (thẩm mỹ). Tại thẩm mỹ viện có đầy đủ các trang thiết bị và các bác sỹ có trình độ chuyên môn thực hiện các công việc như: Hút mỡ, căng da, nâng mũi, nâng ngực, làm trắng da, sửa cằm;…




2.Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam

Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong số những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4 của Luật đầu tư - quy định danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh.

Dựa vào các quy định của pháp luật, một cơ sở muốn có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này phải đáp ứng đủ các điều kiện được ghi trong Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để có thể tiến hành kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, điều kiện về cơ sở vật chất

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật được quy dịnh tại khoản 1, Điều 25 của Thông tư 41/2011/TT-BYT:

- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;

- Với phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12m2;

- Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhấ 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật;

- Đảm bảo sử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật;

- Đảm bảo có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Thứ hai, điều kiện về thiết bị y tế

- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

- Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Thứ ba, điều kiện về nhân sự

- Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa dó.

- Người được phân công thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám chuyên khao phẫu thuật thaamt mỹ phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

Ngoài ra, trung tâm kinh doanh dịch vụ phẩu thuật thẩm mỹ còn phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự trong việc kinh doanh:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các điều kiện bao gồm:

- Thứ nhất, được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thứ hai, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau:

Với người Việt Nam:

*Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

*Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bịkết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

*Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp

dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài:

*Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Như vậy, về điều kiện an ninh trật tự trong kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải đăng ký và được cấp giấy phép kinh doanh hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp của Việt Namvà không thuộc một trong những đối tượng được liệt kê ở trên. Bất cứ thẩm mỹ viện hoặc phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ nào không đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như trên hoặc vi phạm điều kiện về an ninh đều bị coi là trái pháp luật và phải chịu chế tài xử lý.

Như vậy, mặc dù hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ chưa có quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh, nhưng dựa theo các quy định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP; Luật Đầu tư, Luật khám bệnh, chữa bệnh,Thông tư 41/2011/TT-BYT,chúng ta có thể rút ra một số điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam như trên.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về điều kiện kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Phạm Liền)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ

Điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm

Tư vấn điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

Tư vấn điều kiện kinh doanh bảo hiểm

Tư vấn điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội

Tư vấn điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Tư vấn điều kiện kinh doanh vàng bạc trang sức

Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke




Gọi ngay

Zalo