Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Công ty con có được mua cổ phần của công ty mẹ không?

Các quy định liên quan đến việc mở công ty, mua và chuyển nhượng vốn, mua cổ phần ngày nay theo Pháp luật hiện hành diễn ra khá phức tạp. Chính vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nắm rõ những điều kiện liên quan đến việc này để tránh các vi phạm không nên có. Trong thời gian qua, một số Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn cho phép thí điểm chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc tổ chức mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, về cách thức chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. Và để tìm hiểu sâu hơn về công ty mẹ-công ty con, cần đặt ra câu hỏi Công ty con có được mua cổ phần của công ty mẹ hay không? Thắc mắc ấy sẽ được Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam làm rõ thông qua bài viết dưới đây

1.Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

2. Công ty mẹ là gì?

-Theo quy định tại khoản 1 điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Công ty mẹ, công ty con thì công ty mẹ là công ty có những tiêu chí sau:

Thứ nhất, sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

Thứ hai, có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

Thứ ba, có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

3. Công ty con là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020, đã chỉ rõ định nghĩa chi tiết công ty con là công ty không được phép đầu tư mua cổ phần hay góp vốn vào công ty mẹ;

Những công ty con trong cùng một công ty mẹ không được phép cùng góp số vốn hay mua cổ phần nhằm mục đích sở hữu chéo lẫn nhau;

Những công ty con mà có cùng công ty mẹ (điều kiện là công ty mẹ phải sở hữu ít nhất là 65% số vốn nhà nước) thì không được đồng thời cùng nhau góp vốn hay mua cổ phần của một doanh nghiệp khác hay tự ý thành lập công ty mới.

4. Mục đích của việc thành lập công ty con là gì?

Đối với các công ty đa ngành nghề, thì việc thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán đồng thời nhiều ngành nghề khác nhau sẽ khiến vấn đề quản lý lợi nhuận hay thu chi trong từng lĩnh vực riêng biệt gặp không ít khó khăn. Và việc thành lập công ty con sẽ nhằm để phục vụ mục đích sau đây của các đơn vị doanh nghiệp đang nắm giữ vị trí công ty mẹ:

Bằng cách thành lập công ty con, các đơn vị, doanh nghiệp có thể tạo ra các cá thể mang tính độc lập trong từng lĩnh vực. Và khi kết hợp với sự đầu tư trong tài chính, máy móc cũng như là công nghệ của công ty mẹ, thì các công ty con này sẽ phát triển một cách chuyên biệt, mang lại năng suất, hiệu quả cao nhất cho từng lĩnh vực tốt hơn so với một công ty chỉ “ôm” quá nhiều lĩnh vực. Do đó các đơn vị, doanh nghiệp có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Có thể nói, thành lập công ty con sẽ mang lại nhiều lợi thế cho công ty mẹ, thế nhưng đồng thời cũng yêu cầu công ty mẹ có trách nhiệm cao hơn trong việc thành lập chi nhánh công ty.

5. Công ty con có được mua cổ phần công ty mẹ không?

Theo Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau có quy định

Như vậy theo căn cứ quy định được trích dẫn nêu trên, trường hợp một công ty nếu được xác định là công ty con của một công ty khác (gọi là công ty mẹ) thì không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Nhật Linh/249; Ngày viết: 10/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Những loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay

- Doanh nghiệp cần làm gì khi đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

- Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp nên tư vấn pháp luật thường xuyên

- 03 điều cần tham vấn luật sư trước khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam

- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam cần chuẩn bị những gì?



Gọi ngay

Zalo