Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÀI SẢN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÀI SẢN

Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao. Việc ký kết hợp đồng vận chuyển tài sản ngày càng trở nên phổ biến. Nhằm đảm bảo cho quá trình quản lý của nhà nước cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân, pháp luật đã có những quy định cụ thể về hợp đồng vận chuyển tài sản. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển tài sản qua bài viết dưới đây.

I. Căn cứ pháp lý

- Bộ Luật Dân sự 2015

II. Nội dung

1. Khái niệm và hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Trong hợp đồng vận chuyển các bên không chỉ thỏa thuận đối tượng của hợp đồng vận chuyển, địa điểm tiếp nhận tài sản để vận chuyển, địa điểm cần chuyển tài sản tới và giao tài sản đó cho chủ thể có quyền, trách nhiệm tiếp nhận và thỏa thuận về cước phí vận chuyển. Dù trong Điều 530 BLDS 2015 về khái niệm của hợp đồng vận chuyển tài sản không đề cập đến phương tiện vận chuyển nhưng tùy theo tính chất của tài sản mà trong hợp đồng vận chuyển các bên còn có thể thỏa thuận phương tiện để vận chuyển tài sản đó, nếu chủ thể thực hiện việc vận chuyển có nhiều loại phương tiện vận chuyển khác nhau.

Hiện nay, BLDS 2015 không coi hình thức của hợp đồng vận chuyển là điều kiện có hiệu lực về hình thức của hợp đồng. Do đó, hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói và BLDS 2015 đã bổ sung một hình thức cũng được coi là xác lập hợp đồng đó là xác lập bằng hành vi cụ thể. Trong nhiều trường hợp, giao dịch về vận chuyển hàng hóa các bên cũng không lập hợp đồng vận chuyển, trên thực tế các bên coi vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên và điều này đã được luật hóa trong nhiều văn bản luật.




2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản

Hiện nay, pháp luât dân sự quy định hợp đồng vận chuyể bao gồm hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển tài sản. Tuy rằng cùng là hợp đồng vận chuyển, song hợp đồng vận chuyển tài sản và hợp đồng vận chuyển hành khách có những điểm khác nhau cơ bản thể hiện qua hình thức hợp đồng cùng quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.

a. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản

Thứ nhất, về nghĩa vụ: Bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm phải bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; giao tài sản cho người có quyền nhận; chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Thứ hai, về quyền: Để bảo đảm thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng vận chuyển thì Điều 535 BLDS 2015 quy định cho bên vận chuyển có quyền kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.

b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận vận chuyển tài sản

Thứ nhất, về nghĩa vụ: Khi bên vận chuyển thực hiện một dịch vụ thì theo lẽ công bằng bên vận chuyển phải nhận được những lợi ích tương xứng với công sức, chi phí đã bỏ ra. Lợi ích trong hoạt động vận chuyển chính là được hưởng cước phí vận chuyển. Do đó, bên thuê vận chuyển phải trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận; cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển. Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận, trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.

Thứ hai, về quyền: Khi hai bên đã giao kết hợp đồng, bên cạnh việc bên thuê vận chuyển thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc luật định thì bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận. Khi tài sản được chuyên chở đến địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận, bên thuê vận chuyển có quyền trực tiếp nhận tài sản hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.

3. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng vận chuyển tài sản

- Việc lựa chọn hình thức hợp đồng tùy thuộc vào ý chí của các bên và đối tượng tài sản cần vận chuyển. Tuy nhiên, để bảo đảm bên vận chuyển thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của bên vận chuyển, cũng như nhằm hạn chế tranh chấp thì khi cần vận chuyển khối lượng tài sản lớn, nhiều kiện hàng, cung đường vận chuyển dài hoặc đối tượng vận chuyển đòi hỏi những điều kiện chăm sóc nhất định,bảo đảm chất lượng, hạn chế hư hao trong quá trình vận chuyển thì hai bên cần thể hiện việc giao kết hợp đồng bằng văn bản, văn bản đó có thể được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc vận đơn,...

- Khi xảy ra tranh chấp, điều quan trọng là việc thu thập tài liệu cũng như chứng minh cho việc có giao kết hợp đồng hay không, nội dung mà các bên đã thỏa thuận khi giao kết, thực hiện hợp đồng để có sự nhận thức, đánh giá đúng những gì diễn ra trên thực tế trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó, để hạn chế các tranh chấp xảy ra, khi ký kết hợp đồng các bên cần thỏa thuận và xem xét các điều khoản một cách cụ thể đồng thời giữ các giấy tờ quan trọng liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.

- Mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng; bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về Quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển tài sản. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Hợp đồng vận chuyển hành khách

Tư vấn điều kiện kinh doanh ngành vận tải hành khách, hàng hóa

Thực hiện hợp đồng khi thỏa thuận không đầy đủ




Gọi ngay

Zalo