Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​LÀM GÌ KHI BỊ KHỦNG BỐ TINH THẦN BẰNG TIN NHẮN?

LÀM GÌ KHI BỊ KHỦNG BỐ TINH THẦN BẰNG TIN NHẮN?

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con người thì việc sử dụng các thiết bị thông minh hay mạng xã hội ngày càng phổ biến. Cùng với đó loại tội phạm sử dụng thủ đoạn nhắn tin qua điện thoại di động, hoặc gọi điện bằng số điện thoại lạ, số sim rác hay nhắn tin qua các mạng xã hội,... để khủng bố tinh thần, tống tiền, tống tình, đe dọa giết người đang ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Với những hành vi trên theo pháp luật hiện nay sẽ bị xử lý như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp luật

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP;

- Nghị định 174/2013/NĐ-CP;

- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

II. Nội dung

Theo quy định của pháp luật hiện nay, những hành vi sử dụng thủ đoạn nhắn tin qua điện thoại hay các mạng xã hội để khủng bố tinh thần người khác là hành vi trái pháp luật nên tùy theo mức độ nguy hiểm, người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự.

1. Xử phạt vi phạm hành chính

Đối với những người “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì theo điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ – CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, việc: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.00 đồng”.

Để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, bạn cần lưu lại các tin nhắn có nội dung vu khống, bôi nhọ thanh danh để làm chứng cứ. Sau đó, báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) địa phương để yêu cầu giải quyết. Đồng thời bạn cũng có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính.


2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu người nhắn tin có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội Làm nhục người khác. Cụ thể:

- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Nêu việc nhắn tin có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác thuộc các trường hợp: Phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Nếu việc nhắn tin trên khiến cho người nhận được tin nhắn bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm người đó tự sát thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với những trường hợp gửi tin nhắn đe dọa giết người làm tâm lý người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa giết người này sẽ được thực hiện thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

- Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đối với người dưới 16 tuổi; để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Những trường hợp này, quý khách hàng có thể tố cáo hành vi của người vi phạm đó với cơ quan công an nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và gia đình để ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp bị khủng bố tinh thần qua tin nhắn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Bịa đặt vu khống nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có phạm tội?

Đánh người rồi quay clip lên mạng sẽ “dính” nhiều tội

Các chuyên gia nói gì khi bác sĩ bị tố “xâm hại” khi khám sức khỏe cho nữ sinh



Gọi ngay

Zalo