Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KHÔNG NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THÌ PHẢI LÀM THỦ TỤC GÌ?

Từ xưa đến nay, con người ta đều có xu hướng để giành lại cho con cháu những vật chất của cải có giá trị nhất có thể. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cá nhân người có quyền hưởng di sản của người mất để lại đều muốn nhận di sản. Tỷ lệ phần trăm số người không muốn nhận phần di sản thừa kế mà cá nhân người đó có quyền được hưởng là rất ít. Vậy trong trường hợp không muốn nhận khối di sản đó thì cá nhân người có quyền hưởng di sản cần phải làm những thủ tục gì? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

I, Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Luật Công chứng năm 2014.

II, Nội dung tư vấn

1, Di sản thừa kế

Khái niệm: Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống

Căn cứ theo Điều 612 Bộ Luật Dân sự, di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác;

* Tài sản riêng của người chết:

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh. Trong đó:

– Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành.

– Nhà ở được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.

– Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.

– Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.

– Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.

* Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu đối với một khối tài sản nhất định). Nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.

Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khoản 1 Điều 213 BLDS năm 2015 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

– Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của BLDS.

– Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định nêu trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

2, Thủ tục từ chối nhận di sản

Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, từ chối nhận di sản được quy định như sau:

- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;

- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Căn cứ Điều 59 Luật công chứng năm 2014, quy định về công chứng văn bản từ chối nhận di sản như sau:

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi, tư vấn về thủ tục từ chối di sản khi người có quyền hưởng di sản không muốn nhận. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở.

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại thanh xuân.



Gọi ngay

Zalo