Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO NHẦM LẪN

Tham gia xác lập hợp đồng dân sự, chủ thể hoàn toàn chủ động trong việc nhận thức về đối tượng, mục đích, điều khoản... của giao dịch nên xác lập giao với sự nhận thức đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bản thân chủ thể lại nhận thức không đúng về đối tượng, nội dung... của giao dịch mà mình hướng tới nên xác lập giao dịch đó. Trong trường hợp này bản thân người xác lập giao dịch do sự hình dung sai của mình nên có sự nhầm lẫn. Vậy quy định của pháp luật về hợp đồng xác lập do nhầm lẫn như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiều qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Điều 126 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn:

“ 1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”.

Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

“ 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.

II. Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Hợp đồng dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn là trường hợp làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng. Do có ít nhất một bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng, hợp đồng lại được xác lập do sự nhầm lẫn của cả hai bên nên về mặt nguyên tắc theo BLDS 2015, hợp đồng này vô hiệu. Ở đây nhầm lẫn là điều kiện để chủ thể bị nhầm lẫn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu.

Chúng ta biết rằng, mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Đối với hợp đồng dân sự ( cả hợp đồng thương mại), thì lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi ký kết hợp đồng là những lợi ích vật chất, có tính tài sản. Theo cơ sở pháp lý tại Khoản 2 Điều 126 BLDS 2015 đã được trích dẫn ở trên, giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được. Vậy đối với trường hợp xảy ra nhiều nhất trong thực tế khi các bên đạt được mục đích của hợp đồng nhưng việc hợp đồng được ký kết là do một trong các bên nhầm lẫn thì sao?

Ví dụ một trường hợp đó là anh A mua một chiếc laptop trị giá 40 triệu để sử dụng, sau đó A phải đi công tác nước ngoài và không mang chiếc laptop theo nên để ở nhà và cho B mượn. Trong thời gian này, B lỡ làm hỏng và có mang laptop đi sửa lại nhưng không nói cho A. Khi A về nước, A không có nhu cầu sử dụng nữa nên đem bán lại cho C 35 triệu và nói với C rằng đây là hàng mới, ít sử dụng và chưa hỏng lần nào. Tất nhiên nếu C biết chiếc laptop này trước đây đã bị hỏng thì rõ ràng không thể nào C chấp nhận mua với giá 35 triệu. Vậy C có thể yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch với A là vô hiệu không khi trong giao dịch dân sự này hai bên đã đạt được mục đích của hợp đồng.

Chúng tôi cho rằng, không nên chỉ lấy tiêu chí đạt hay không đạt được mục đích của giao dịch dân sự để xác định nhầm lẫn là điều kiện để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, mà còn cần phải xem xét vấn đề người mua và những người bình thường khác có ký kết hợp đồng hay không nếu họ biết được tình trạng thực tế liên quan đến hợp đồng. Hơn nữa BLDS cũng cần phải quy định thêm rằng bên nhầm lẫn không được quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu buộc phải biết về sự nhầm lẫn nhưng đã không tìm hiểu kỹ thông tin; buộc phải biết rằng nhầm lẫn là đặc trưng của loại giao dịch đó. Như vậy có thể phần nào giải quyết được tình huống nêu trên nói riêng và các tình huống thực tế về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn nói chung.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật HTC về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. Công ty Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(D.H.Nguyen)

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo