Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cở sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh trên thực tế hay không. Vấn đề xác định chính xác căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là vấn đề cực kỳ quan trọng.Câu hỏi đặt ra ở đây là điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Công ty luật HTC Việt Nam sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015





II. Nội dung

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 – Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra:

Nếu như trong Bộ luật Dân sự 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý) được sử dụng như là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trong Bộ luật Dân sự 2015 lại là hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Rõ ràng, BLDS 2015 đã thay đổi quy định theo hướng người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại nữa, họ chỉ cần xác định được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường. Trách nhiệm chứng minh lỗi giờ đây sẽ thuộc về người gây thiệt hại trong trường hợp muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc được giảm mức bồi thường.

- Thiệt hại về tài sản là những tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền mà người có hành vi trái pháp luật đã gây ra cho người khác; thiệt hại về thể chất là sự giảm sút về sức khoẻ, mất mát về tính mạng, hình thể của người bị thiệt hại; thiệt hại về tinh thần là sự ảnh hưởng xẩu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của người bị thiệt hại. Để có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các thiệt hại do xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm cũng phải được xác định thành một khoản tiền cụ thể. Vì vậy, thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền bao gồm những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhàm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.

- Có thể chia thành hai loại thiệt hại sau đây:

+ Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan, thực tế và có cơ sở chắc chắn để xác định, bao gồm mất mát, hư hỏng về tài sản, các chi phí cho việc ngăn chặn, khắc phục các thiệt hại.

+ Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đoán khoa học mới có thể xác định được thiệt hại. Thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất. Đổi với loại thiệt hại này nếu chỉ mang tính giả định, không có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định thì không được đưa vào khoản thiệt hại để áp dụng trách nhiệm bồi thường.

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người phải tôn trọng quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó. Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Ba là, có lỗi của người gây ra thiệt hại

Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm hai hình thức lỗi sau đây:Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp. “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vỉ của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muon hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.

Lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Nếu người này cho rằng thiệt hại không xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vô ý cẩu thả; nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin. “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

Bốn là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

Trên đây là các quy định của pháp luật về vấn đề điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của công ty Luật HTC Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để dược giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

(Đường Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Thực hiện hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015

Tư vấn các biện pháp xử phạt vi phạm hợp đồng



Gọi ngay

Zalo