Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​CHUYỂN TIỀN NHẦM VÀO TÀI KHOẢN NGƯỜI KHÁC CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

CHUYỂN TIỀN NHẦM VÀO TÀI KHOẢN NGƯỜI KHÁC CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

Chuyển tiền là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại cho cho ra đời những dịch vụ chuyển tiền hữu ích giúp khách hàng chuyển tiền nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, việc chuyển tiền qua tài khoản cũng tiền ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng, trong đó có việc chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác. Đối với những trường hợp này, nhiều chủ tài khoản không biết xử lý như thế nào để có thể lấy lại số tiền đã chuyển khoản. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho quý khách hàng về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Dân sự 2015.

II. Nội dung

1. Giải quyết với ngân hàng

Thứ nhất, liên hệ ngay với ngân hàng:

Nếu chuyển khoản nhầm thì khách hàng phải liên hệ ngay với ngân hàng thông báo về việc chuyển nhầm tài khoản thụ hưởng. Từ đó yêu cầu ngân hàng tiến hành kiểm tra, rà soát và thông báo ngay đến ngân hàng chủ quản của tài khoản chuyển nhầm để xử lý theo quy định.

Thứ hai, cung cấp các thông tin cần thiết cho ngân hàng

Cung cấp đầy đủ thông tin phát sinh có liên quan đến quá trình giao dịch như biên lai, chứng minh nhân dân, số tài khoản người gửi, số tài khoản thụ hưởng,... Việc yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ liên quan này giúp ngân hàng dễ dàng kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh từ khách hàng.

Thứ ba, phía ngân hàng sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra các nghiệp vụ đã phát sinh theo như thông tin mà khách hàng cung cấp.

Trong trường hợp các thông tin khách hàng cung cấp là đúng ngân hàng sẽ liên hệ trực tiếp với đại diện chi nhánh quản lý tài khoản mà khách hàng đã chuyển tiền nhầm và yêu cầu họ chuyển hoàn lại số tiền đó.

- Nếu số tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn đủ số dư khả dụng (nghĩa là họ chưa rút tiền ra khỏi tài khoản) thì tiền sẽ được hoàn lại vào tài khoản của bạn.

- Trong trường hợp người được chuyển nhầm đã rút hết tiền ra khỏi tài khoản, không còn khả năng thanh toán thì phía ngân hàng chủ quản kia buộc phải liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương và các cơ quan khác như Tòa án, công an để thu hồi lại số tiền.


2. Khởi kiện để lấy lại số tiền đã chuyển khoản nhầm

Trong trường hợp người được chuyển nhầm không chịu trả số tiền đã chuyển nhầm đồng thời ngân hàng không thể giải quyết giúp cho khách hàng lấy lại được số tiền đã chuyển nhầm thì có thể tiến hành qua phương án kiện dân sự.

Theo quy định pháp luật về nghĩa vụ hoàn trả, theo khoản 1 điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

Đối với thông tin tài khoản được chuyển nhầm thì người chuyển nhầm có thể liên hệ với ngân hàng để được cung cấp thông tin cần thiết để tiến hành việc khởi kiện đòi lại số tiền chuyển nhầm.

Nếu như có căn cứ cho rằng người được chuyển nhầm cố tình không trả lại số tiền trên hoặc có dấu hiệu tẩu tán số tiền đó với số tiền trên 10 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy trong trường hợp số tiền chuyển nhầm vào tài khoản khác trên 10 triệu đồng, đồng thời có căn cứ cho rằng người được chuyển nhầm cố tình không trả lại cho người chuyển nhầm, trường hợp ngân hàng không giải quyết được thì có thể khởi kiện ra Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện, bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ Hộ khẩu của người khởi kiện, các chứng cứ chứng minh quyền sở hữu (có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp các thông tin chuyển khoản: người chuyển khoản, người nhận chuyển khoản, số tiền, thời gian chuyển khoản,...) và các kết luật hoặc xác nhận của cơ quan công an về kết quả giải quyết vụ việc (nếu có).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Quy định về tài sản trong pháp luật dân sự

Tư vấn xác định chủ sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu



Gọi ngay

Zalo