Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

TƯ VẤN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

Tranh chấp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng luôn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, trong lao động cũng vậy. Tranh chấp trong lao động có nhiều dạng, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn khái quát về tranh chấp lao động cá nhân.

*Tranh chấp lao động cá nhân là gì?

Tranh chấp lao động cá nhân, được hiểu một cách đơn giản là tranh chấp xảy ra giữa người lao động ( hoặc một nhóm người lao động) với bên sử dụng lao động. Nội dung của tranh chấp lao động cá nhân đa phần thường liên quan đến những tranh chấp trong hợp đồng lao động để đòi hỏi những yêu cầu về quyền lợi cá nhân là chủ yếu. Những tranh chấp này thường đơn giản và ít phức tạp hơn so với tranh chấp lao động tập thể ( vì liên quan đến nhiều cá nhân).



*Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2012, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:

"1. Hòa giải viên lao động

2. Tòa án nhân dân"

*Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ theo Điều 201, Bộ luật Lao động 2012 quy định cụ thể về trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

Bước 1: Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Bước 2: Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012 mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Ai là người có quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân và trình tự thủ tục giải quyết

Tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân




Gọi ngay

Zalo