Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thực tiễn cho thấy, rất nhiều những trường hợp sau khi đã giao kết hợp đồng lao động, các bên có nguyện vọng sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Nắm bắt được tình hình đó pháp luật đã quy định về sửa đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Sau đây công ty Luật HTC Việt Nam tư vấn cụ thể các quy định của pháp luật về sửa đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động.

1. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ có nhiều vấn đề thay đổi trong công việc. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì hai bên sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Về thời gian báo trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao đồng lao động đưỡ quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2012: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung”. Như vậy, khi người lao động và người sử dụng lao động muốn tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động phải báo trước cho nhau trong thời hạn là 3 ngày, nếu hai bên không báo trước cho nhau trong thời gian quy định trên thì được coi là không hợp pháp. Việc tiến hành thông báo có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

- Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2012 quy định về trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau: “Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”. Khi hai bên không thể thỏa thuận được với nhau về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì có thể thỏa thuận để ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc ký kết một hợp đồng lao động mới.

Tại sao pháp luật lại cho quy định về việc ký phụ lục hợp đồng lao động? Bởi bản chât của phụ lục hợp đồng là một bản hợp đồng phụ, quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động, được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, dù là ký hợp đồng phụ hay sửa đổi hợp đồng lao động hay ký kết một hợp đồng lao động mới thì đều hướng đến việc thỏa thuận để sửa đổi các nội dung trong hợp đồng lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

Lưu ý: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

- Đối với trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hay ký kết phụ lục hợp đồng lao động, ký kết một hợp đồng lao động mới thì hai bên phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết. Quy định tại Khoản 3 Điều 35 BLLĐ 2012. Bởi nếu không thể thỏa thuận được để thực hiện nội dung mới thì hai bên sẽ tiếp tục thực hiện nội dung đã thỏa thuận được.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa. Do vậy, chấm dứt hợp đồng lao động là việc người lao động và người sử dụng lao động ngừng thực hiện các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, theo đó quyền à nghĩa vụ của các bên ngừng lại, không có sự ràng buộc lẫn nhau .

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động.

Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động.

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trên đây là một số nọi dung tư vấn của công ty chúng tôi về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động. Để được hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ:

Công ty Luật HTC Việt Nam.

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo