Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TRONG THỜI GIAN TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG?

Bảo hiểm thai sản là chế độ thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bắt buộc, song hành cùng các chế độ như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,... Ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ thai sản còn góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em. Vậy trong trường hợp người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì có được hưởng chế độ thai sản không? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Lao động năm 2014;

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

II. Nội dung tư vấn

1. Tạm hoãn thực hiện hợp động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp đồng lao động có thể bị tạm hoãn. Việc tạm hoãn này nhằm mục đích giúp các bên giải quyết một số khó khăn hoặc lí do cá nhân trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tạm hoãn hợp đồng lao động được hiểu là trường hợp quan hệ lao động tuy chưa chấm dứt nhưng các bên lại ngừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cứ để các bên tạm hoạn hợp đồng có thể chia ra làm 2 loại: tạm hoãn hợp đồng theo quy định của pháp luật và tạm hoãn hợp đồng lao động do thoả thuận. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động được tạm hoãn trong các trường hợp: người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, người lao động được bổ nhiệm làm quản lí doanh nghiệp của công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người lao động được uỷ quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người lao động được uỷ quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động trừ trường họp hai bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu họp đồng lao động còn thời hạn, trừ trừng họp hai bên có thoả thuận khác. Trường hợp hết thời hạn theo quy định mà người lao động không đến làm việc thi người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019.

2. Hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

a, Thuộc các trường hợp

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

b, Đóng đủ bảo hiểm

- Lao động nữ sinh con, mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Căn cứ những quy định nêu trên, có thể khẳng định, để hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ phải đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai.

Điều đáng nói, khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, tháng nào người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì tháng đó không đóng BHXH.

Do vậy, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng việc hưởng chế độ thai sản của người lao động:

- Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động dài, dẫn tới việc không đóng BHXH đủ 06 tháng hoặc 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động không được hưởng chế độ thai sản.

- Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động ngắn, vẫn đảm bảo đóng BHXH đủ 06 tháng hoặc 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là những ý kiến chúng tôi giải đáp băn khoăn về chế độ thai sản khi đang trong quá trình hoãn thực hiện công việc. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Có phải thông báo trước khi nghỉ việc không?



Gọi ngay

Zalo