Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​4 BƯỚC CẦN LƯU Ý VỀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

4 BƯỚC CẦN LƯU Ý VỀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG.

Hòa giải viên lao động là một trong 4 phương thức giải quyết tranh chấp lao động. Đây là phương thức quan trọng và gần như là bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Để thực hiện giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải nắm được thủ tục, trình tự thực hiện. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về trình tự để yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động. Từ đó cho thấy được lợi ích, vai trò của Luật sư tư vấn trong vấn đề này.

1. Trình tự giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động.

Bước 1. Gửi đơn yêu cầu cho hòa giải viên

Khi người lao động và người sử dụng lao động xảy ra tranh chấp thì gửi đơn yêu cầu hòa giải cho hòa giải viên để tiến hành thủ tục hòa giải.

Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thì các tranh chấp lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động và toà án giải quyết đều phải giải quyết thông qua hoà giải tại hoà giải viên lao động.

Tuy nhiên, đối với một số loại tranh chấp lao động cá nhân nhất định có ảnh hưởng trực tiếp, xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động, cần giải quyết dứt điểm hay do đặc thù riêng của tranh chấp thì không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải. Các tranh chấp này cụ thể là:Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;...

Bước 2. Tiến hành hòa giải

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng và đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Bước 3. Lập biên bản hòa giải

- Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

+ Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

+ Nếu hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Bước 4. Gửi biên bản hòa giải

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

2. Lợi ích khi người lao động, người sử dụng lao động mời luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tại Hòa giải viên lao động.

Thứ nhất, sẽ được tư vấn cụ thể, dễ hiểu về trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại hòa giải viên lao động và các lợi ích, rủi ro khi lựa chọn giải quyết tại hòa giải viên lao động. Do trình tự, thủ tục lằng nhằng nên để áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cá nhân tại hòa giải viên lao động sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, cả người lao động và người sử dụng lao động cần biết rõ về những lợi ích, rủi ro khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại đây. Do đó, với sự tư vấn của Luật sư sẽ giúp người lao động biết được mình cần phải làm gì, làm như thế nào và làm gì là tốt nhất để bảo vệ lợi ích cho mình.

Thứ hai, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, người sử dụng lao động. Bởi nếu người lao động, người sử dụng lao động không hiểu rõ trình tự, thủ tục, rủi lo, lợi ích yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động thì sẽ rất mất thời gian để bổ sung, giải quyết.

Thứ ba, sẽ được tư vấn đầy đủ về các loại giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp tại hòa giải viên lao động

3. Dịch vụ tư vấn người lao động, người sử dụng lao động về yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn người lao động, người sử dụng lao động khi muốn giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động, cụ thể là:

- Tư vấn về quyền và lợi ích, rủi ro khi lựa chọn giải quyết tranh chấp lao động tại Hòa giải viên lao động.

- Tư vấn cụ thể về trình tự thực hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động.

- Hỗ trợ chuẩn bị về giấy tờ, hồ sơ, thủ tục, để yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Thu Hà/167; Ngày viết: 27/9/2021)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Hòa giải viên lao động

- Tư vấn hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể



Gọi ngay

Zalo