Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG PPP

TƯ VẤN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG PPP

Hợp tác công tư – PPP là mô hình hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong việc đầu tư cung cấp dịch vụ và hàng hóa công. Hiện nay phương thức này đã được triển khai thành công tại khá nhiều nước trên thế giới. Mô hình này được áp dụng ở rất nhiều lãnh vực dịch vụ công như: Các công trình đường bộ thu phí, đường sắt, sân bay; Xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp bệnh viện, trường học; Xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các toà nhà trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước; Viện nghiên cứu khoa học (trang bị phòng thí nghiệm và sản xuất). Mô hình này mang lại lợi ích cho Nhà nước người dân và nhà đầu tư, vậy đầu tư theo hình thứ hợp đồng PP được thực hiện như thế nào?

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư 2014

- Nghị định số 63/2018/NĐ-CP Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

- Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư


II. Nội dung tư vấn

1. Hợp đồng đối tác công tư (PPP) là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP thì “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”.

Về chủ thể tham gia hợp đồng:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các cơ quan này có thể ủy quyền ký kết hợp đồng cho các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, hợp đồng PPP là thoả thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

2. Các loại hợp đồng dự án trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP

Hợp đồng dự án trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư gồm các loại hợp đồng sau:

Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một Phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Dự án PPP được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C theo tiêu chí quy định tại pháp luật về đầu tư công.

3. Các lĩnh vực đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP.

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông vận tải;

b) Nhà máy điện, đường dây tải điện;

c) Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;

d) Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;

đ) Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;

e) Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

g) Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

h) Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Dự án PPP được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C theo tiêu chí quy định tại pháp luật về đầu tư công.

4. Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư

Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

- Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này;

- Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này.

Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

5. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo hình thức PPP

Theo Điều 9 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP, trình tự thực hiện dự án PP được thực hiện như sau:

Trừ dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT, dự án PPP được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và công bố dự án;

- Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

- Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án;

- Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.

Dự án nhóm C không phải lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải công bố dự án sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao thực hiện theo trình tự sau đây:

- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và công bố dự án;

- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi (do nhà đầu tư trúng thầu thực hiện);

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án;

- Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.

Trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu thực tế của dự án PPP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh rộng rãi trong đấu thầu. Các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thực hiện nội dung này trong phạm vi quản lý của mình.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Nguyễn Hoa)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Quy định về thực hiện dự án BT với nhà đầu tư nước ngoài

Lựa chọn hình thức đầu tư



Gọi ngay

Zalo