Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CÁC THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Sau khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn còn một số công việc phải thực hiện để doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Kiểm tra thông tin đăng ký doanh nghiệp (Điều 13, Điều 17 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

- Thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có thể sai sót, thiếu thông tin hoặc nhầm lẫn so với thông tin nhà đầu tư đăng ký.

- Khi phát hiện trường hợp này, nhà đầu tư có thể yêu cầu điều chỉnh ngay lúc nhận, hoặc gửi Giấy đề nghị hiệu đính đến Phòng Đăng ký doanh nghiệp nơi đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp không được tự ý cạo sửa, viết thêm hay làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu

Theo Luật doanh nghiệp 2014, việc thủ tục khắc dấu được đơn giản hoá, doanh nghiệp được chủ động khắc dấu tại đơn vị có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu sau khi được cấp Giây chúng nhận đăng ký mẫu dấu. Việc sử dụng con dấu khi chưa có Giấy chứng nhận này bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và bị thu hồi con dấu.

Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông (Điều 49, Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2014)

- Sổ đăng ký thành viên và Sổ đăng ký cổ đông là giấy tờ hợp pháp ghi nhận giá trị vốn góp của mỗi thành viên, cổ đông. Lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn theo quy định của Luật doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 15 ngày.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần phải lập Sổ đăng ký thành viên.

- Công ty cổ phần cần phải lập Số đăng ký cổ đông.

Mở tài khoản ngân hàng

- Các giao dịch có giá trị trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì mới được khấu trừ thuế GTGT, và được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trừ một số trường hợp ngoại lệ như: đối với các hóa đơn mua hàng hóa nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua các sản phẩm thủ công; các khoản chi phí đóng góp quốc phòng, an ninh...

Vì vậy, doanh nghiệp liên hệ với các ngân hàng Việt Nam, hoặc ngân hàng quốc tế tại Việt Nam để mở tài khoản.

- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo thông tin tài khoản đến Sở Kế hoạch – đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng thực hiện chung với Mẫu thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp theo Mẫu II-1, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

Khai, nộp lệ phí môn bài (Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC)

- Các tổ chức mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động thì phải khai và nộp lệ phí môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép.

- Các tổ chức khai và nộp lệ phí môn bài khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mức thuế môn bài phải nộp căn cứ vào vốn điều lệ, hoặc vốn đầu tư:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

- Nếu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến hết tháng sáu thì đóng thuế môn bài cho cả năm.

- Nếu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng bảy đến hết tháng mười hai chỉ đóng thuế môn bài nửa năm.

Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

- Sử dụng hóa đơn (Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 51/2010/NĐ-CP)

Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in từ đơn vị khác hoặc sử dụng hóa đơn điện tử.

- Thông báo sử dụng hóa đơn (Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC)

Doanh nghiệp phải thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu tới cơ quan quản lý thuế trực tiếp chậm nhất 2 ngày trước khi bắt đầu sử dụng hóa đơn.

Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới

Treo biển hiệu (Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 22, 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP)

- Biển hiệu doanh nghiệp phải được viết, đặt sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở chính hoặc nơi kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có thể thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, tiếng nước ngoài trên biển hiệu cùng với tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt nhưng phải ở dưới và kích cỡ nhỏ hơn chữ Việt Nam. Logo không chiếm quá 20% diện tích biển hiệu và không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị biển hiệu có nội dung, hình thức, kích thước đúng quy định.

- Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt 10 – 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.

Khai báo, đăng ký về lao động (Khoản 1, Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLDTBXH; Điều 8, Điều 9 Nghị định 03/2014/NĐ-CP)

- Doanh nghiệp phải thực hiện việc báo cáo sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

- Nếu doanh nghiệp có trụ sở trong khu công nghiệp thì phải thực hiện việc khai trình với thời hạn nêu trên tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động tại trụ sở.

Đăng ký và đóng BHXH (Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)

- Doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, khi kí kết hợp đồng lao động.

- Doanh nghiệp cần lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

- Mức đóng các khoản bảo hiểm:

Tổng mức

Doanh nghiệp

Người lao động

32%

21.5%

10.5%

Sử dụng người lao động nước ngoài (Khoản 1 Điều 169, Điều 170 Bộ luật lao động 2012)

- Doanh nghiệp chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào cho các vị trí quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Khi có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

- Một số trường hợp được miễn giấy phép lao động:

+ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

+ người lao động vào Việt Nam để tư vấn về chuyên môn, kỹ thuật;

+ người lao động được bộ ngoại giao cấp phép…

Soạn thảo nội quy lao động (Điều 119 Bộ luật lao động 2012)

- Nếu doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải có nội quy lao động được đăng ký nội quy lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội.

Lưu ý bản nội quy lao động cần có ý kiến tham khảo của Công đoàn trước khi đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội.

- Trong trường hợp doanh nghiệp không thành lập Công đoàn thì doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của Công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật HTC Việt Nam những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(T. Loan)



Gọi ngay

Zalo