Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Phân biệt tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh thương mại

Việc xác định đúng loại của một quan hệ tranh chấp là yếu tố căn bản và quan trọng, từ đó, xác định pháp luật điều chỉnh, áp dụng để giải quyết tranh chấp đó. Thực tế có 02 loại quan hệ, tranh chấp khá tương đồng nhau, với sự tham gia của các bên là cá nhân, tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước) là các quan hệ, tranh chấp về dân sự và kinh doanh thương mại. Nếu xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp sẽ dẫn đến áp dụng sai pháp luật đối với việc giải quyết vụ việc. Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau:

1.Tranh chấp dân sự:

Tranh chấp dân sự là các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự (quan hệ nhân thân hoặc quan hệ tài sản), được luật dân sự điều chỉnh.

Căn cứ Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể như sau:

– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

– Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

– Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

– Tranh chấp về thừa kế tài sản.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

– Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2. Tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa các bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để phục vụ thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công nhân đi làm, đi nghỉ hàng năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho công nhân giải trí sau giờ làm việc,…”

“Đối với các tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 Điều 25 của Bộ luật Tố tụng Dân sự .”

Như vậy có thể hiểu, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên hợp tác với nhau về quyền và nghĩa vụ trong các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác.

Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể như sau:

– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3. Phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể mà một bên hoặc các bên tham gia tranh chấp không có đăng ký kinh doanh nhưng đều vì mục đích lợi nhuận.

Có đăng ký kinh doanh có thể được hiểu là tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/doanh nghiệp tư nhân (theo tinh thần khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bên tham gia hoạt động kinh doanh thương mại mà không có những Giấy tờ này. Hiện nay tồn tại hai quan điểm là bắt buộc hoặc không bắt buộc phải có các giấy tờ trên (có đăng ký kinh doanh) để được coi một tranh chấp là về kinh doanh, thương mại

Quan điểm thứ nhất: Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp kinh doanh, thương mại chỉ phát sinh khi các bên có đăng ký kinh doanh. Một số các văn bản khác cũng nêu rõ điều kiện này, như tại Công văn số 212/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử ngày 13-9-2019 có hướng dẫn đối với trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm, trong đó, mặc dù tranh chấp phát sinh giữa một bên là công ty bảo hiểm đã có đăng ký kinh doanh, hai bên ký kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận nhưng vì người mua bảo hiểm không có đăng ký kinh doanh nên phải xác định đây là tranh chấp dân sự, cụ thể: “nếu người mua bảo hiểm có đăng ký kinh doanh thì tranh chấp đó là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nếu người mua bảo hiểm không có đăng ký kinh doanh thì tranh chấp được xác định là tranh chấp về dân sự”.

Tuy nhiên, các quan điểm khác cho rằng việc có đăng ký kinh doanh, được cấp các loại giấy chứng nhận đăng ký không nhất thiết là điều kiện bắt buộc, mà chỉ cần có hoạt động kinh doanh, thương mại trên thực tế. Điều 7 Luật thương mại 2005 quy định: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”. Ngoài ra, cũng có thể căn cứ theo tinh thần của điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP, theo đó “Tòa kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.

Trong thực tế, vẫn có những vụ việc tranh chấp với cá nhân không có đăng ký kinh doanh mà Tòa án vẫn xác định là tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Vậy nên, nếu là tổ chức, cá nhân không có hoặc chưa có đăng ký kinh doanh nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại và có mục đích lợi nhuận thì vẫn có khả năng tranh chấp xảy ra vẫn được xác định là tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan tới việc tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh thương mại tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan tới việc tư vấn luật sư thương lượng hòa giải trong tranh chấp như sau:

- Hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan và cách thức nộp hồ sơ;

- Xem xét và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, công chứng theo yêu cầu.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm - hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Diệp Hà; Ngày viết 20/10/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Một số bài viết liên quan:

- Tư vấn thành lập trung tâm ngoại ngữ ở hà nội

- Thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo

- Top 10 công ty luật/văn phòng luật sư uy tín nổi tiếng hn

- Tư vấn các dịch vụ liên quan đến công chứng, chứng thực

- Làm công việc tự do khai thuế thu nhập cá nhân như thế nào?



Gọi ngay

Zalo