Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NÊN LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI HAY TÒA ÁN?

Bản chất hợp đồng được xác lập dựa trên sự tự do ý chí, các bên tự do thỏa thuận của các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong việc thực hiện hợp đồng có thể vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan mà xảy ra tranh chấp. Thực tế, các hợp đồng kinh tế thường có giá trị rất lớn, do đó, việc phát sinh tranh chấp vô cùng ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế giữa các bên. Vậy khi có xảy ra tranh chấp thì chúng ta nên lựa chọn phương thức giải quyết nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam giải đáp thắc mắc trên.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

- Luật Trong tài Thương mại năm 2010.

II. Nội dung tư vấn

1.Khái niệm phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang tính quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của tòa án được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

2. Khái niệm phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài Thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

3. Nên lựa chọn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng trọng tài thương mại hay Tòa án

Thực tế ở Việt Nam do thói quen, truyền thống và hệ thống pháp luật tố tụng nên tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá không thương lượng được thường sẽ giải quyết tại Toà án. Việc giải quyết tại Tòa án có những ưu điểm và nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí, quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

+ Trường hợp các bên không chấp hành phán quyết của Tòa án thì sẽ bị cưỡng chế. Bởi vậy, quyền lợi của bên thắng kiện sẽ được đảm bảo, nếu bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

+ Tiến hành hoà giải tại Toà án cũng được các bên chú trọng, Toà án sẽ tổ chức hoà giải nếu hai bên không đạt được thoả thuận chung thì sẽ tiến hành thủ tục xét xử tại Toà án.

- Nhược điểm:

+ Việc giải quyết tại Toà án phải trải qua rất nhiều thủ tục, vì vậy thời gian giải quyết sẽ lâu, có thể ảnh hưởng đến các bên trọng hoạt động kinh doanh vì yếu tố về thời gian rất quan trọng trong kinh doanh.

+ Bên cạnh đó, theo nguyên tắc là Tòa án phải xét xử công khai nên yếu tố giữ bí mật kinh doanh không được bảo đảm cho nên các bên cần phải cân nhắc khi thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại Tòa án.

Xuất phát từ nhược điểm của giải quyết tranh chấp tại Toà án mà sự lựa chọn Trọng tài giải quyết đang được các doanh nghiệp cân nhắc để lựa chọn. Việc giải quyết tại Trọng tài có những ưu điểm và nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài.

+ Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bảo đảm tính bí mật.

+ Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vụ việc đang diễn ra tranh chấp.

+ Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo. Vì vậy, thời gian giải quyết tương đối nhanh giúp cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể không bị gián đoạn và hạn chế tối đa tổn thất nhất có thể.

- Nhược điểm:

+ Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án.

+ Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được.

+ Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án.

Trong một số trường hợp, phán quyết của Trọng tài có thể bị hủy bởi quyết định của Tòa án theo Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010.

Vì pháp luật đã cho phép lựa chọn cho nên các bên khi giải quyết tranh chấp nên cân nhắc đến tình hình thực tế và nhu cầu của mình để lựa chọn hình thức giải quyết phù hợp nhất.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quy định của pháp luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hoàng Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại



Gọi ngay

Zalo