Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​LƯU Ý KHI KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI NHÀ

LƯU Ý KHI KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI NHÀ

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi sống con người, do vậy hoạt động kinh doanh thực phẩm được nhiều người hướng đến và lựa chọn, trong đó việc kinh doanh thực phẩm tươi sống hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thực phẩm tươi sống có thể hiểu là: thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả,…và các thực phẩm khác. Vậy ngành nghề này khi kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu nào của pháp luật? Bài viết dưới đây Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ chỉ ra những yêu cầu về pháp lý liên quan tới việc kinh doanh thực phẩm tươi sống.

1. Buôn bán thực phẩm có cần đăng ký kinh doanh không?

Nếu là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên thì không phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Cụ thể gồm:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, trường hợp kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà cần phải đăng ký kinh doanh vì không thuộc một trong các đối tượng nêu trên.

2. Kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Vì kinh doanh thực phẩm tươi sống liên quan đến sức khoẻ của người tiêu dùng nên các cơ sở kinh doanh này cần phải đáp ứng các yêu cầu để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số điều kiện pháp luật quy định về cơ sở kinh doanh thực phẩm như sau:

- Cơ sở sản xuất kinh doanh:

+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

+ Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Có đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ chế biến, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; trang thiết bị và dung cụ khử trùng, sát trùng, chống côn trùng và động vật gây hại;

+ Có hệ thống xử lý chất thải;

+ Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Bảo quản:

+ Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng;

+ Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

- Vận chuyển:

+ Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

+ Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;

+ Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ sau để xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Mẫu giấy đề nghị cấp phép an toàn thực phẩm

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm bản sao

- Bản vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh

- Quy trình sản xuất bảo quán tại đơn vị kinh doanh

- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ kinh doanh và các nhân viên làm việc chế biến tại cơ sở

- Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ nguồn nước sử dụng

- Bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Lợi ích khi mời Luật sư tư vấn kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà

- Thứ nhất, được luật sư tư vấn về đăng ký kinh doanh, xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Luật sư là người có hiểu biết cũng như kinh nghiệm lâu năm về việc thành lập, đăng ký thủ tục kinh doanh sẽ tư vấn cho khách hàng có nhu cầu kinh doanh về quy trình, thủ tục để được kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà. Việc bắt tay vào kinh doanh gồm rất nhiều thủ tục phức tạp cần thực hiện với cơ quan nhà nước. Những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, hoặc nhận kết quả không như mong muốn.

- Thứ hai, Luật sư sẽ hỗ trợ người có nhu cầu kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà thực hiện thủ tục kinh doanh, các giấy tờ pháp lý liên quan nhanh chóng, chính xác, đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình đăng ký kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà cũng như xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Luật sư sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý khác.

Dịch vụ tư vấn liên quan đến việc kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà

- Tư vấn xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

- Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo giấy tờ, hồ sơ để kinh doanh thực phẩm tươi sống tại nhà

- Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và nhận kết quả đăng ký kinh doanh

- Các thủ tục pháp lý cần thiết khác để cơ sở kinh doanh đi vào hoạt động

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Tạ Thị Thìn/ 172, ngày viết: 19/10/2021)


Để được tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: http://htc-law.com; http://luatsuchoban.vn

-----------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

- Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

- Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm – nhanh chóng, uy tín

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

- Tư vấn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh đối với kinh doanh ngành nghề có điều kiện



Gọi ngay

Zalo