Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn pháp luật dân sự

BẢO LÃNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015

BẢO LÃNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015

Bảo lãnh theo quy định của là biện pháp bảo đảm mà theo đó người thứ ba cam kết ( bên bảo lãnh) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vậy quy định của BLDS 2015 về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO NHẦM LẪN

HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO NHẦM LẪN

Tham gia xác lập hợp đồng dân sự, chủ thể hoàn toàn chủ động trong việc nhận thức về đối tượng, mục đích, điều khoản... của giao dịch nên xác lập giao với sự nhận thức đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bản thân chủ thể lại nhận thức không đúng về đối tượng, nội dung... của giao dịch mà mình hướng tới nên xác lập giao dịch đó. Trong trường hợp này bản thân người xác lập giao dịch do sự hình dung sai của mình nên có sự nhầm lẫn. Vậy quy định của pháp luật về hợp đồng xác lập do nhầm lẫn như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiều qua bài viết dưới đây.

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

​Quan hệ hợp đồng gắn kết với các lợi ích, vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Sự xung đột này thường xuất hiện do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, tạo lập lại sự cân bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp. Thực tiễn và khoa học pháp lý ghi nhận bốn phương thức giải quyết tranh chấp sau: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án.

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG VÀ HÀNH VI PHÁP LÝ ĐƠN PHƯƠNG

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG VÀ HÀNH VI PHÁP LÝ ĐƠN PHƯƠNG

Căn cứ vào cách thức thể hiện ý chí của các bên trong giao dịch dân sự ta có thể chia giao dịch dân sự thành hai loại: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Vậy điểm khác nhau giữa hai loại này là gì? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Xã hội ngày càng phát triển, các yêu cầu được đảm bảo bí mật thông tin của con người ngày càng được coi trọng, đặc biệt trong các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Việc đảm bảo bí mật thông tin khách hàng là một trong các vấn đề mang tính sống còn trong kế hoạch phát triển kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN LÀ GÌ?

GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN LÀ GÌ?

Giao dịch dân sự là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quy định về giao dịch dân sự có điều kiện vẫn còn khá mờ nhạt.

NGƯỜI NGAY TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

NGƯỜI NGAY TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Những chủ thể này được gọi là người thứ ba ngay tình. Vậy cơ chế nào để bảo vệ quyền lợi của họ khi giao dịch dân sự vô hiệu?

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Do mỗi người lại có những mục đích khi tham gia giao dịch dân sự là khác nhau, không thể tránh khỏi trường hợp người này vì mong muốn đạt được tối đa lợi ích của mình nên đã sử dụng những thủ đoạn bất hợp pháp để đạt được giao dịch dân sự đó. Các giao dịch vi phạm vào một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gọi là giao dịch dân sự vô hiệu.

HẠN CHẾ RỦI RO TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THỂ HIỆN BẰNG LỜI NÓI

HẠN CHẾ RỦI RO TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THỂ HIỆN BẰNG LỜI NÓI

Chúng ta đã quen với lề lối làm ăn nhỏ lẻ nên đối với những giao dịch đơn giản, không phức tạp, giá trị không lớn thì hai bên chủ yếu thỏa thuận bằng miệng với nhau. Điều này trở thành một thói quen với nhiều người mà họ ít biết sự giao kết này mang nhiều rủi ro và không đảm bảo hoàn toàn được quyền lợi cho mình. Dân gian có câu “lời nói gió bay” là vì thế. Vậy cách hạn chế rủi ro đối với những hợp đồng dân sự được giao kết bằng miệng như thế nào?

GIAO DỊCH DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA ĐỦ 6 TUỔI

GIAO DỊCH DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA ĐỦ 6 TUỔI

Chủ thể tham gia hầu hết các giao dịch dân sự là cá nhân, bởi vậy năng lực hành vi dân sự của cá nhân là vấn đề cần chú trọng khi tham gia giao dịch dân sự. Trong thực tế, không ít người băn khoăn liệu chủ thể là cá nhân nhưng chưa đủ 6 tuổi có thể tự xác lập giao dịch dân sự không?

TƯ VẤN YÊU CẦU TÒA ÁN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

TƯ VẤN YÊU CẦU TÒA ÁN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Quá trình hội nhập đã đem lại những cơ hội phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, cũng như rất nhiều thách thức mới, nhiều quan hệ mới phát sinh. Nhưng cùng với việc mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế của nước ta, đã và đang xuất hiện ngày một nhiều các vụ việc tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động mà một bên đương sự là công dân, pháp nhân Việt Nam.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DI TẶNG

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DI TẶNG

Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều thứ tình cảm còn quan trọng hơn cả tiền bạc, công danh…đó có thể một tình bạn tri kỉ, tình anh em sâu nặng hay tình vợ chồng mặn nồng. Chính vì vậy khi qua đời, người để lại di chúc có thể tặng một món quà trong di sản của mình cho người khác với ý nghĩa làm kỉ niệm. Món quà đó có thể rất có giá trị như một chiếc xe, một căn nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…hay đơn giản chỉ là một cuốn sách, một cây bút. Món quà lớn nhỏ không quan trọng bằng việc người có tài sản muốn giữ lại những tình cảm tốt đẹp mà hai bên đã có.

Cần lưu ý gì về di sản dùng vào việc thờ cúng

Cần lưu ý gì về di sản dùng vào việc thờ cúng

Theo truyền thống của người Việt Nam, thì trước khi chết, một người thường để lại phần tài sản để thờ cúng mình và thờ cúng tổ tiên. Vậy pháp luật quy định thế nào về di sản dùng vào việc thờ cúng?

TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐƯỢC KINH DOANH THU LỢI NHUẬN KHÔNG?

TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐƯỢC KINH DOANH THU LỢI NHUẬN KHÔNG?

Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Vậy, theo luật định thì tổ chức tôn giáo ra đời với mục đích thực hiện các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên chắc hẳn không ít người thắc mắc liệu tổ chức tôn giáo có thể thực hiện hoạt động khác như kinh doanh để thu lợi nhuận hay không?

PHÁP NHÂN CÓ QUYỀN NHÂN THÂN KHÔNG?

PHÁP NHÂN CÓ QUYỀN NHÂN THÂN KHÔNG?

Với mục đích đơn giản hóa và ổn định đời sống pháp lý, tư cách pháp nhân trao cho các tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi và hạn chế được rủi ro cho các nhà đầu tư kinh doanh. Vậy câu hỏi được đặt ra khiến không ít người băn khoăn là liệu pháp nhân – một chủ thể của pháp luật Dân sự có được công nhận là chủ thể có quyền tiếp nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hay không?



Gọi ngay

Zalo