KÝ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM
Đăng ký giao dịch bảo đảm là hình thức bảo đảm tài sản thường gặp trong giao dịch dân sự về thế chấp tài sản. Qua việc đăng kí giao dịch bảo đảm Cơ quan Nhà nước sẽ quản lý được chặt chẽ các loại giao dịch bảo đảm, quyền sở hữu và giá trị tài sản bảo đảm đó. Việc ký hợp đồng bảo đảm là vô cùng quan trọng đối với việc có hiệu lực của hợp đồng. HTC Việt Nam xin trình bày vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Đại diện ký hợp đồng bảo đảm
Việc ký hợp đồng nói chung, hợp đồng bảo đảm nói riêng do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thực hiện. Người được ủy quyền có hai dạng là được ủy quyền đại diện trong nội bộ pháp nhân và người được ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền với người bên ngoài pháp nhân.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm 3 dạng sau: người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ, người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật và người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân phù hợp với quyền, nghĩa vụ của mình được xác định rõ theo điều lệ hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong 2 trường hợp: có sự đồng ý của bên ủy quyền và do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thực hiện được. Tuy nhiên, việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu, và hình thức hợp đông ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền. Chẳng hạn hợp đồng ủy quyền ban đầu bằng văn bản, thì việc ủy quyền lại cũng phải bằng văn bản.
2. Ký hợp đồng bảo đảm với hai tư cách
Trường hợp khá phổ biến khi một người đồng thời ký với hai tư cách, bên bảo đảm và bên vay vốn trong một hợp đồng bảo đảm gồm có 3 bên: bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và bên nhận bảo đảm.
Đây là quy định cần thiết và hợp lý trong các giao dịch để tránh tình trạng trục lợi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia quan hệ dân sự nói chung. Tuy nhiên, nó lại có nguy cơ dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề, vì bị nhiều người coi là vi phạm quy định của Bộ luật dân sự “ một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình vẫn là người đại diện của người đó, trừ trường hợp có quy định khác”.
Vì vậy, thực tế những năm gần đây, các tổ chức tín dụng đành chỉ để hai bên ký hợp đồng bảo đảm ba bên. Hoặc lách luật bằng cách người đại diện theo pháp luật như giám đốc buộc phải ủy quyền cho phó giám đốc công ty ký hoặc chủ sở hữu tài sản đành phải ủy quyền cho người khác ký hộ mình. Bản chất thì vẫn không có gì thay đổi, nhưng lại được các tổ chức hành nghề công chứng và cơ quan liên quan dễ dàng chấp nhận.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về ký hợp đồng bảo đảm. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Lê Thị Nguyệt Hà