Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Phải làm gì khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người thi hành án

Kê biên tài sản trong tố tụng dân sự là biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008, mà Tòa án thực hiện để ngăn chặn những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Trong tố tụng hình sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo theo quy định của bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại (khoản 1 Điều 128 BLTTHS). Vậy phải làm gì khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người thi hành án? Hãy cùng công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Phải làm gì khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người thi hành án?

Trong thực tiễn, công tác thi hành án dân sự cho thấy, việc kê biên xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác để thi hành án thường rất khó khăn, phức tạp. Đây cũng là vấn đề mà các chấp hành viên thường có nhiều sai sót, vi phạm về trình tự, thủ tục dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo. Khi tiến hành kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án, cần lưu ý một số vấn đề sau:

1.1 Xác định tài sản thuộc sở hữu chung của người thi hành án với người khác

- Trước hết, cần xác định được tài sản chung theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự là gì. Theo Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”.

- Trên thực tế có rất nhiều tài sản là sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu. Ví dụ như tài sản chung của vợ chồng, tài sản công ty, tài sản chung của thôn, làng… Tuy nhiên, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự cần phải được hiểu thống nhất, đó là tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong trường hợp họ là người thế chấp, bảo lãnh cho người phải thi hành án) với người khác không liên quan đến bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành. Do vậy, tài sản chung trong các vụ án hôn nhân gia đình, chia thừa kế đã được Tòa án giải quyết thì không thuộc trường hợp áp dụng theo Điều 74 nêu trên, vì người được thi hành án, người phải thi hành án đều là những người trong cùng bản án, quyết định. Hơn nữa, tài sản chung của họ đã được Tòa án giải quyết, phân chia. Chính vì thế, không thể yêu cầu đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án phân chia thêm một lần nữa, cũng như không dành quyền ưu tiên mua tài sản cho họ. Mặc dù vậy, họ vẫn có quyền thỏa thuận nhận tài sản để khấu trừ nợ, nhận tài sản sau hai lần giảm giá (theo Điều 104 Luật Thi hành án dân sự) hoặc mua tài sản thông qua việc bán đấu giá như những người khác.

1.2 Nguyên tắc khi kê biên xử lý tài sản chung của người phải thi hành án

- Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của người phải thi hành án về việc tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan. Trong trường hợp này, chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án

- Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

1.3 Xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung

- Trường hợp tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung, được xử lý như sau:

+ Đối với tài sản chung có thể chia được thì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án. Thực tiễn cho thấy, việc xác định phần sở hữu của các chủ sở hữu chung hầu hết chỉ được xác định dựa trên tỷ lệ giá trị tài sản mỗi người được sở hữu, mà rất khó để xác định trên thực tế.

+ Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Đây là giải pháp được nhiều chấp hành viên áp dụng nhất khi kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác. Vì rất khó có thể khẳng định một tài sản khi phân chia mà không làm giảm giá trị của tài sản.

- Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, theo khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự và khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, việc phân chia được tiến hành như sau:

+ Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng chung của vợ chồng thì chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Thông thường, khi xác định phần sở hữu của vợ, chồng, chấp hành viên sẽ theo nguyên tắc chia đôi giá trị tài sản và sau đó thông báo cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án biết.

+ Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết. Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.

+ Đối với tài sản chung khác: Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 Luật Thi hành án dân sự hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án (khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự).

Như vậy, theo quy định hiện nay thì đối với tài sản chung chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản mà không phải là tài sản của vợ chồng, hộ gia đình, trong trường hợp đương sự, người có quyền sở hữu, sử dụng chung không thỏa thuận được việc phân chia tài sản, thì chấp hành viên chỉ kê biên, xử lý tài sản sau khi đã có bản án của Tòa án về việc xác định tài sản chung.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động theo phương châm tận tâm- hiệu quả- uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận; tuân thủ đúng quy định của pháp luật; đúng với quy tắc đạo đức nghề luật.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên đầu; nỗ lực hết mình để mang đến cho khách chất lượng dịch vụ tốt nhất

- Bảo mật thông tin khách hàng cung cấp; các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của khách hàng

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Xuân Trường/235; Ngày viết: 17/06/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Tư vấn về hình thức sở hữu chung

- Tư vấn về kê biên tài sản

- Dịch vụ gộp sổ đỏ sau khi được hưởng thừa kế

- Không nhận di sản thừa kế thì phải làm thủ tục gì?



Gọi ngay

Zalo