Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết. Vậy còn với trường hợp người đã chết nhưng không để lại di chúc thì phần di sản đó được phân chia như thế nào ? Nhằm làm rõ vấn đề nêu trên Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam có giải đáp như sau:

1. Di chúc là gì ?

Di chúc được quy định cụ thể từ Điều 627 đến Điều 631 của Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Di chúc phải được lập thành văn bản còn trong trường hợp không thể lập được thành văn bản thì có thể lập di chúc miệng (Điều 627);

- Di chúc bằng băn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực (Điều 628);

- Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết cận kề và không thể thực hiện được việc lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng và sau thời gian 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ;

- Di chúc hợp pháp phải có đầy đủ các điều kiện:

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọal cưỡng ép;

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái với quy định của luật;

+ Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.;

+ Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

- Di chúc miệng được xem là hợp pháp nếu người thực hiện di chúc miệng thể hiện được ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người thực hiện di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm người thực hiện di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc miệng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chúng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

- Nội dung của di chúc bao gồm:

+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;

+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

+ Di sản để lại và nơi có di sản;

+ Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trong trường hợp di chúc có dấu vết tẩy xóa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên vào chỗ tẩy xóa

2. Cách phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“ Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chức mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

…”

Do vậy đối với trường hợp người mất không để lại di chúc thì phần di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.

3. Cách phân chia di sản theo pháp luật:

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định là:

“ Người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện lần lượt theo thứ tự các hàng thừa kế, những người thừa kế ở cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.

Ngoài ra, tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật, cụ thể:

- Khi thực hiện việc phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng;

- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa mãn về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để thực hiện việc phân chia.

Mong qua bài viết các vị độc giả đã có được cái nhìn tổng quát về cách thức phân chia di sản thừa kế trong trường hợp người mất không để lại di chúc. Mọi thông tin chi vui long liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam để được giải đáp chính xác nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Đức Anh/234; Ngày viết: 16/06/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Thừa kế theo pháp luật

- Tư vấn thừa kế theo pháp luật

- Tư vấn thừa kế, di chúc nhanh chóng và hiệu quả

- Di chúc bằng văn bản

- Thủ tục lập di chúc hợp pháp



Gọi ngay

Zalo