Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ THỜI HIỆU XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Vi phạm kỷ luật lao động là vấn đề không tránh khỏi trong quá trình làm việc của người lao động. Pháp luật quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với các hành vi vi phạm kỷ luật lao động như thế nào? Thực tế áp dụng còn xảy ra vướng mắc gì?

1. Thế nào là thời hiệu xử lý kỷ luật lao động?

Tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”. Như vậy thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là thời hạn do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn đó thì việc xử lý kỷ luật lao động không thể được thực hiện.

2. Pháp luật lao động quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

2.1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Điều 124 BLLĐ quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.”

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng được tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Việc quy định như vậy có thể khó xác định được ngày xảy ra hành vi vi phạm mà chỉ có thể xác định được ngày phát hiện ra hành vi vi phạm hoặc khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, thời điểm người sử dụng lao động phát hiện ra hành vi vi phạm của người lao động thì đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định, mặc dù hành vi đó gây thiệt hại trực tiếp đến người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đây là một căn cứ để xác định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động phù hợp, bởi NSDLĐ có quyền kiểm tra, giám sát quá trình lao động của NLĐ, do đó họ cũng phải có trách nhiệm phát hiện ra hành vi vi phạm. Đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ, tránh sự tùy tiện, muốn xử lý kỷ luật lao động bất kể thời điểm nào cũng được của NSDLĐ.

Khi hết thời gian người lao động nghỉ ốm, bị tạm giam, tạm giữ, đang chờ kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền hoặc lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên. Trên thực tế, thời hạn 60 ngày có thể không đủ để người sử dụng lao động tiến hành các tình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

2.2. Quyết định xử lý kỷ luật lao động.

Khoản 3 Điều 124 BLLĐ quy định về việc ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn xử lý kỷ luật lao động.”

Trên đây là tư vấn của công ty chúng tôi về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(TRẦN THỊ THƯ)



Gọi ngay

Zalo