Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những điều cần lưu ý về quản lý di sản

Việc để lại di sản cho con cháu luôn là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Để có thể bảo vệ được di sản của mình thì nhiều người đã chỉ định họ hàng hoặc một người thân thiết quản lý di sản thay họ. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa biết cách để xác định một người quản lý di sản thay mình hoặc điều kiện để một người có thể được phép quản lý di sản. Để giải đáp những thắc mắc trên thì bài viết dưới đây của Công ty TNHH HTC Việt Nam sẽ đưa ra những điều cần lưu ý về quản lý di sản.

1. Chủ thể quản lý di sản

Quản lý di sản là gì

Quản lý di sản là việc mà một chủ thể thực hiện các nhiệm vụ cần thiết nhằm bảo đảm di sản của người có di sản thừa kế để lại. Di sản ở đây sẽ bao gồm tài sản riêng của người có di sản và phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác.

Người quản lý di sản

Theo quy định của pháp luật dân sự tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì người quản lý di sản có thể là cá nhân hoặc có thể là tổ chức.

Cá nhân quản lý di sản

Theo quy định tại điều trên thì cá nhân có thể là người quản lý di sản thông qua những cách thức sau đây:

Thứ nhất, được người để lại di sản thừa kế xác định trong di chúc. Như vậy, cách thức này sẽ có khi người để lại di sản có di chúc và di chúc đó đã xác định cá nhân quản lý di sản

Thứ hai, được những người hưởng thừa kế thỏa thuận cử ra. Theo đó, trong khoảng thời gian di sản thừa kế chưa được chia thì những người thừa kế có thể thỏa thuận và cử ra cá quản lý di sản. Như vậy, cách thức này chỉ có khi người để lại di sản không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không xác định cá nhân quản lý di sản và sau đó những người hưởng thừa kế thỏa thuận cử ra cá nhân quản lý di sản.

Thứ ba, được xác định là cá nhân đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản. Theo đó, cá nhân đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có thể là người đã giao kết một giao dịch dân sự với người để lại di sản thông qua các hợp đồng dân sự cho thuê, cho mượn tài sản và được ủy quyền quản lý tài sản, cũng có thể có thể là người cùng quản lý, sử dụng khối di sản đó với người để lại di sản lúc họ còn sống.

Tổ chức quản lý di sản

Về cơ bản cả ba cách thức trên cũng có thể xác định tổ chức quản lý di sản. Đó có thể là tổ chức được người để lại di sản xác định trong di chúc, có thể là do những người hưởng thừa kế thỏa thuận cử ra, cũng có thể là tổ chức đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản.

Ngoài ra, còn tổ chức khác cũng có thể quản lý di sản đó là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể nếu không xác định được cá nhân hay tổ chức nào quản lý di sản bằng các cách thức trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quản lý di sản của người để lại di sản.

2. Nghĩa vụ của chủ thể quản lý di sản

Tùy theo cách thức chọn ra chủ thể quản lý di sản mà chủ thể đó sẽ có những nghĩa vụ khác nhau cụ thể.

Thứ nhất, chủ thể quản lý di sản theo cách thức được xác định trong di chúc, xác định theo thỏa thuận của người thừa kế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

Một, lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Hai, bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

Ba, thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

Bốn, bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

Năm, giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Thứ hai, chủ thể quản lý di sản là chủ thể đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

Một, bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

Hai, thông báo về di sản cho những người thừa kế;

Ba, bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

Bốn, giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

3. Quyền của người quản lý di sản

Bên cạnh các nghĩa vụ thì chủ thể quản lý di sản cũng có những quyền nhất định đối với phạm vi quản lý của mình. Theo đó, cũng giống như nghĩa vụ thì tùy theo cách thức chọn ra chủ thể quản lý di sản mà chủ thể đó sẽ có những nghĩa vụ khác nhau cụ thể.

Thứ nhất, chủ thể quản lý di sản theo cách thức được xác định trong di chúc, xác định theo thỏa thuận của người thừa kế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có những quyền sau đây:

Một, đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

Hai, được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

Ba, được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Thứ hai, chủ thể quản lý di sản là chủ thể đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản sẽ có những quyền sau đây.

Một, được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

Hai, được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

Ba, được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

+ Lưu ý: Trong trường hợp người thừa kế không thỏa thuận được chi phí thù lao thì chủ thể quản lý di sản có thể hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Như vậy, có thể thấy người quản lý di sản có thể là cả tổ chức và cá nhân và có rất nhiều cách thức để xác định ra chủ thể này. Do đó, để thuận tiện cũng như dễ dàng chọn được người quản lý di sản thì người có di sản để lại hoặc người thừa kế nên liên hệ với luật sư để có thể nhận được sự tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quản lý di sản thừa kế thì hãy liên hệ với Công ty TNHH HTC Việt Nam để có được sự tư vấn, hỗ trợ cần thiết.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Chu Phú Thành/251; Ngày viết: 08/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết liên quan

- Tư vấn cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản.

- tư vấn thủ tục lập di chúc hợp pháp?

- những điều cần biết khi chia thừa kế theo pháp luật

- tư vấn thủ tục lâp di chúc hợp pháp

- dịch vụ hỗ trợ lập di chúc hợp pháp



Gọi ngay

Zalo