Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Các vấn đề pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và phương pháp giải quyết

Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt, được nhà nước và pháp luật bảo hộ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu mà còn có ảnh hưởng đến người tiêu dùng và gây tổn hại cho lợi ích của xã hội. Sau đây là nội dung pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và phương pháp giải quyết.

1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thực chất chỉ gói trọn trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

- Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

+ Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

+ Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

- Chỉ dẫn thương mại quy định là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.

- Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ, “tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.

Theo quy định tại Mục 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ như sau:

- Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí bị phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.

- Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.

- Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động và tịch thu tang vật.

- Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.

Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ là 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Về thẩm quyền xử lý: Điều 15 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyềnxử phạt của nhiều chủ thể khác nhau (Thanh tra Khoa học và Công nghệ,Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Quản lý thị trường, Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện).

Về thủ tục xử lý: khoản 2 Điều 30 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Luật XLVPHC.

Về thi hành quyết định xử lý: Điều 30 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định của Luật XLVPHC, theo đó, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật HTC về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ công ty Luật HTC để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Đinh Thị Huyền; Ngày viết: 11/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn/; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan

- Tư vấn giải quyết khi việc sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu

- Hành vi sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối vỡi nhãn hiệu

- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

- Tại sao nên nhờ luật sư tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Những điều cần nắm vững khi đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích



Gọi ngay

Zalo