Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NGHĨA VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Giao - nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm hiện thực hóa những lời thỏa thuận trên giấy tờ bằng những hành vi cụ thể. Các vấn đề quan trọng liên quan đến việc giao nhận hàng hóa là thời gian và địa điểm giao nhận. Các vấn đề này có thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nếu không thỏa thuận, thì áp dụng quy định của pháp luật. Cụ thể vấn đề này được HTC Việt Nam làm rõ ở bài viết dưới đây:

1. Thời điểm giao nhận hàng hóa

BLDS năm 2015 quy định về thời hạn giao nhận hàng hóa trong Điều 434 như sau:

1- Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

2- Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

3- Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản".

Thời hạn giao hàng là một khoảng thời gian được ấn định cụ thể mà bên bán có quyền giao hàng bất kì lúc nào trong thời hạn đó mà không bị coi là vi phạm hợp đồng, và bên bán phải có nghĩa vụ nhận hàng.

Có thể thấy pháp luật hợp đồng luôn đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, ưu tiên áp dụng những thỏa thuận đó, trường hợp không có thỏa thuận, các bên sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Như vậy, nghĩa vụ giao hàng của bên bán cũng bao gồm cả một số quyền nhất định, đó là quyền được giao hàng vào “bất kì thời điểm nào trong thời hạn” và được quyền giao “trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng” và phải thông báo cho bên mua. Quy định này rất phù hợp với thông lệ quốc tế trong mua bán hàng hóa.

Tuy nhiên, với hoạt động diễn ra thường xuyên và sôi động như mua bán hàng hóa, thì việc kiểm soát sự thỏa thuận và thực hiện của các bên là vô cùng cần thiết, giúp hoạt động này diễn ra một cách thuận lợi và hạn chế rủi ro. Luật thương mại năm 2005 đã có quy định mang tính chất định hướng cho các bên trình tự thực hiện trong trường hợp các bên thỏa thuận không rõ hoặc không có thỏa thuận, hạn chế tối đa việc xảy ra các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2. Địa điểm giao nhận

Điều 435 BLDS năm 2015 quy định về địa điểm giao nhận hàng hóa như sau:

Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này".

Khoản 2 Điều 277 BLDS năm 2015 quy định địa điểm giao nhận hàng hóa trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận như sau: Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; (b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định này cũng thống nhất với quy định đã có trong Điều 35 Luật Thương mại 2005 về địa điểm giao hàng:

1- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

2- Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: (a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó; (b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; (c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó; (d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán".

BLDS năm 2015 cũng có quy định về trường hợp giao hàng sớm - tức là thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, "Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn" - khoản 2 Điều 278 BLDS năm 2015. Vấn đề phát sinh ở đây là xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, thời điểm chuyển rủi ro, đồng thời nghĩa vụ bảo quản hàng hóa. Những điểm này cần được lưu ý và có thể quy định rõ trong hợp đồng để hạn chế rủi ro phát sinh.

Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán, thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng. LTM 2005 tuy không quy định về nghĩa vụ nhận hàng nhưng có thể áp dụng quy định của BLDS năm 2015 về chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó khi bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian, địa điểm, thì bên mua phải có nghĩa vụ tiếp nhận, nếu bên mua không nhận thì bên bán có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chi phí này. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của bên mua cũng có thể coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, trường hợp chậm nhận hàng gây thiệt hại thực tế cho bên bán, bên mua có khả năng phải bồi thường.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về nghĩa vụ giao nhận hàng hóa trong hợp đồng thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Lê Thị Nguyệt Hà



Gọi ngay

Zalo