Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HỢP ĐỒNG BỊ VÔ HIỆU THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Trong cuộc sống hằng ngày, việc giao kết hợp đồng trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào hợp đồng cũng có hiệu lực pháp luật, trong một số trường hợp do sơ suất của bên soạn thảo dẫn tới tình trạng hợp đồng bị vô hiệu. Vậy trường hợp nào hợp đồng vô hiệu? Hậu quả pháp lý là gì? Hợp đồng bị vô hiệu xử lý như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

II. Nội dung tư vấn

1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

Hợp đồng dân sự có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần:

- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Là hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng.

- Hợp đồng vô hiệu một phần (vô hiệu từng phần): Là những hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp lý nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của hợp đồng đó.

Đối với hợp đồng vô hiệu một phần, phần vô hiệu không có giá trị. Tuy nhiên, ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phạm hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

2. Căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng bị vô hiệu trong một số trường hợp sau:

- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực chủ thể

Nếu trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện hợp đồng hoặc người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì trường hợp đó, hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực chủ thể.

- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí, sự tự nguyện của chủ thể

Trường hợp hợp đồng vô hiệu do giả tạo, do bị nhầm lẫn hoặc do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là những trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí, sự tự nguyện của chủ thể do một trong các bên xác lập hợp đồng hiểu sai lệch, nhầm lẫn, hay bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật trái đạo đức xã hội bị vô hiệu toàn bộ và sẽ bị vô hiệu từ thời điểm giao kết hợp đồng.

- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức bắt buộc

Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức bắt buộc thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu trừ trường hợp các bên thực sự đã thống nhất y chí, hoàn toàn tự nguyện đã thực hiện theo sự thống nhất đó và được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ của hợp đồng.

- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải viết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên biên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện.

3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

- Hợp đồng vô hiệu sẽ không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay hợp đồng chính trừ trường hợp hợp đồng phụ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

4. Xử lý hợp đồng vô hiệu

Thứ nhất, khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận

Các bên trong hợp đồng vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng và hoàn trả lại cho bên kia những gì đã nhận.

Trong trường hợp bên đã làm hư hỏng, giảm giá trị tài sản phải sửa chữa, phục hồi, nâng cấp lại tài sản.

Trong trường hợp tài sản đó đã được làm tăng giá trị, bên nhận lại tài sản đã được làm tăng giá trị phải thanh toán thành tiền tương ứng với phần giá trị tài sản tăng thêm cho bên kia.

Thứ hai, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu không phải là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu.

Trong một số trường hợp, tuy bên có quyền bị vi phạm được yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng Tòa án có thể xem xét để bảo vệ quyền lợi của người ngay tình (Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015):

Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hợp đồng vô hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hoàng Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Trình tự xử lý hợp đồng vô hiệu



Gọi ngay

Zalo