Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC CÓ CẦN BÁO TRƯỚC HAY KHÔNG?

Trước khi trở thành nhân viên chính thức, hầu hết người lao động đều phải trải qua quá trình thử việc. Để có thể cho nhà tuyển dụng và cả bản thân thấy mình có phù hợp với công việc đó hay không. Tuy nhiên, nếu trong thời gian thử việc mà vệc làm thử không như mong muốn, các bên muốn chấm dứt hợp đồng thử việc thì có cần báo trước hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lí.

- Bộ Luật Lao động năm 2019.

- Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi pham hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiễm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

II. Nội dung tư vấn.

1. Quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Có thể hiểu rằng, hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử. Như vậy, những thỏa thuận liên quan đến công việc làm thử như điều kiện làm việc, quyền và lợi ích giữa các bên… sẽ được ghi nhận tại hợp đồng thử việc.

Cũng theo khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động năm 2019, khi có thỏa thuận và việc làm thử, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

Như vậy, thay vì ký hợp đồng thử việc, các bên cũng có thể ký hợp đồng lao động, trong đó có điều khoản về thử việc. Với việc giao kết hợp đồng lao động để thử việc, người lao động sẽ được đảm bảo đầy đủ quyền lợi hơn so với hợp đồng thử việc.

2. Thời gian thử việc

Theo Điều 25 Bộ Luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.

So với quy định hiện nay, Bộ Luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp thử việc đối với người lao động làm công việc của người quản lý doanh nghiệp là không quá 180 ngày.

Người sử dụng lao động chỉ được phép thử việc đối với người lao động trong thời gian tối đa mà Bộ luật này quy định. Nếu yêu cầu thử việc quá thời gian nêu trên, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng và phải trả đủ 100% lương cho người lao động (theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

3. Quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng thử việc.

Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, nếu trong thời gian thử việc mà việc làm thử không đúng như mong muốn, các bên có thể chấm dứt thỏa thuận này bất cứ lúc nào.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Bộ Luật Lao động năm 2019, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, trong thời gian thử việc, nếu cảm thấy không phù hợp thì người lao động có thể tự ý nghỉ việc hoặc người sử dụng lao động cũng có thể tự ý cho người lao động nghỉ mà không cần báo trước đồng thời cũng không phải bồi thường.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề chấm dứt hợp đồng thử việc có cần báo trước hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Bích Ngọc)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn về trợ cấp mất viêc làm

- Tư vấn tổng hợp pháp luật về hợp đồng



Gọi ngay

Zalo