Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​VAY TIỀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

VAY TIỀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

“Có vay, có trả” đó là một câu nói thường ngày chúng ta thường nghe trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai vay cũng có thể trả, đặt ra trường hợp: khi vay tiền không có khả năng trả có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.


2. Tư vấn

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho người vay. Cụ thể:

Nếu tài sản vay mượn là tiền thì người đi vay phải trả đúng và đủ số tiền đã vay.

- Nếu tài sản là vật thì người đi vay phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng. Nếu không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Ngoài ra, nếu đến thời hạn trả nợ mà người đi vay không trả hoặc không trả đủ số tiền đã vay thì người cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.

Ngoài việc phải trả lãi trên số nợ quá hạn theo Bộ luật Dân sự quy định thì trong nhiều trường hợp người đi vay mà không trả có thể bị xử phạt hình sự.

Tùy vào mức độ, tính chất cũng như giá trị của khoản vay mà người đi vay có thể bị xử phạt hình sự với tội danh Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, người nào thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách vay, mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà:

- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó

- Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

- Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Hình phạt cao nhất bị áp dụng với tội danh này lên đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy chỉ khi cấu thành những hành vi trên thì mới cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt sẽ căn cứ vào tài sản chiếm đoạt là bao nhiêu để xác định khung hình phạt. Nếu không có những cấu thành trên mà hiện tại vì lý do khó khăn người vay tiền chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ được, mà quan hệ vay nợ này là quan hệ dân sự nên sẽ do các bên tự thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề. Trường hơp người vay tiền không trả được nợ cũng không nên có hành vi bỏ trốn hay cắt liên lạc. Nếu người vay tiền không trả được khoản nợ có thể bị khởi kiện dân sự yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

Có thể thấy, việc vay tiền mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ không phải trường hợp nào cũng cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Vay tiền không trả được nợ mà có các hành vi thủ đoạn gian dối, bỏ trốn…. cấu thành tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản như trên mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bài viết trên đây chính là Vay tiền không có khả năng trả có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hoan)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo