Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHO BỊ CAN

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: /TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (“HTC Việt Nam”) xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, chúng tôi được biết Quý khách hàng là bị can trong vụ án hình sự. Quý khách hàng mong muốn chúng tôi tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can theo quy định pháp luật hiện hành.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM.

1. Cơ sở pháp lý

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý khách hàng, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ quy định tại các văn bản sau:

- Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;

- Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

2. Nội dung tư vấn của HTC Việt Nam

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự về bị can

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015). Trường hợp bị can là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của BLTTHS.

Một người sẽ tham gia tố tụng với tư cách bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ. Bị can tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra; viện kiểm sát, toà án đình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can; hoặc toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Khi một người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (bị khởi tố bị can), họ trở thành đối tượng buộc tội trong vụ án, điều đó không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội. Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc bởi Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với bị can để xác định sự thật trong vụ án hình sự.

2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của bị can

Để bị can có thể tự bảo vệ mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm, pháp luật quy định cho bị can các quyền như sau (khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015):

- Được biết lý do mình bị khởi tố;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị can;

- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS;

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bên cạnh các quyền được hưởng, bị can còn có những nghĩa vụ sau (khoản 3 Điều 60 BLTTHS năm 2015):

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2.3. Thủ tục mời Luật sư bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can

Pháp luật quy định cho bị can quyền tự bào chữa tuy nhiên không phải bị can nào cũng có thể tự bào chữa cho mình. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã quy định về quyền được nhờ người bào chữa của bị can trong vụ án hình sự. Đây là một quyền rất quan trọng của bị can.

Theo quy định tại Điều 72 BLTTHS, người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân hoặc Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trong đó Luật sư là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật cũng như kinh nghiệm tham gia nhiều vụ việc thực tế sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can trong vụ án hình sự.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 70/2011/TT-BCA, thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho bị can được thực hiện như sau:

Bước 1: Bị can đang bị tạm giam có nhu cầu nhờ luật sư bào chữa viết Giấy yêu cầu luật sư theo hướng dẫn của Điều tra viên.

Bước 2: Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân/giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa.

Bước 3: Luật sư được yêu cầu tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa tại Cơ quan điều tra.

Bước 4: Trong 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ đăng ký bào chữa từ luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báp về việc đăng ký bào chữa.

Như vậy bị can hoàn toàn có thể tự bào chữa cho mình theo quy định pháp luật. Đồng thời bị can còn có quyền yêu cầu sự trợ giúp từ Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, người đại diện của bị can đặc biệt là Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Cử Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can

2

Thu thập chứng cứ, tài liệu, thông tin để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can.

3

Đại diện bị can làm việc với cơ quan nhà nước liên quan trong quá trình điều tra vụ án hình sự,…

III. BẢO MẬT

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Trong trường hợp bị khởi tố bị can về hành vi phạm tội thì cần làm gì?

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Vai trò của luật sư bào chữa vụ án hình sự



Gọi ngay

Zalo