Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Luật sư lên tiếng về vụ bỏ thuốc diệt chuột vào nồi bún riêu

(Theo VOV.VN) Liên quan đến vụ việc người phụ nữ bỏ thuốc chuột vào nồi nước lèo bán bún riêu của cháu dâu vì ganh ghét trong việc bán hàng, thông tin trên Dân Trí cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã có quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Hồ Thị Ngọc Điệp (SN 1964, ngụ đường Nam Cao, quận 9, TPHCM) theo khoản 2 Điều 107 BLTTHS do hành vi của bà Điệp không cấu thành tội phạm.

Theo cơ quan điều tra Công an TPHCM, bà Điệp có hành vi dùng 2g thuốc diệt chuột bỏ vào nồi nước lèo bán bún bò, bún riêu cho khách của chị Tuyết. Tuy nhiên, số thuốc diệt chuột này không đủ lượng để gây ngộ độc chết người và chỉ nhằm phá hoại không cho chị Tuyết bán hàng cho khách, không có ý thức giết người và thực tế sự việc bị phát hiện nên hậu quả chưa xảy ra nên hành vi của bà Điệp không cấu thành tội giết người.

Ngày 27/7, cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án. Quyết định đình chỉ điều tra đã được Viện KSND TPHCM kiểm sát. Sau đó, Viện KSND TPHCM đã có Kết luận kiểm sát kết luận việc đình chỉ là có căn cứ.

Phạm tội chưa đạt

Ảnh: Luật sư Đậu Huy Giang - Công ty Luật HTC Việt Nam – Đoàn luật sư TP Hà Nội.


Luật sư Đậu Huy Giang - Công ty Luật HTC Việt Nam – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Điệp có thể là không chính xác.

Theo luật sư Giang, đối với hành vi của bà Điệp nêu trên có thể cấu thành tội giết người, tuy chưa gây ra hậu quả cho mọi người do được phát hiện kịp thời nên được coi là phạm tội chưa đạt.

Về mặt khách quan, hành vi của bà Điệp có thể gây tử vong cho nhiều người. Theo đó, bà Điệp đã sử dụng thuốc diệt chuột cho vào nồi bún riêu của chị Tuyết, được biết quán của chị Tuyết là nơi tập trung rất nhiều người lao động, công nhân ở trọ xung quanh đến ăn, trong khi đó, thuốc diệt chuột là một loại chất cực độc, có thể gây tử vong đến tính mạng con người.

Về mặt khách thể, hành vi trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác. Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Về mặt chủ quan, người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp này, do có mâu thuẫn với chị Tuyết nên bà Điệp đã dùng thuốc diệt chuột để giải tỏa sự mâu thuẫn này. Để không bị phát hiện, bà đã chuẩn bị sẵn từ trước, nhân lúc quán chị Tuyết đông khách đã lén bỏ thuốc này vào nồi nước bún riêu cho khách.

Đây được coi là một hành vi cố ý, dù có thể nhận thức được hậu quả sẽ dẫn đến chết người nhưng bà vẫn thực hiện và để mặc cho hậu quả xảy ra, nhưng tuy nhiên, vấn đề chết người không xảy ra là nằm ngoài ý muốn của bà.

Dựa trên những vấn đề phân tích nêu trên, hành vi của bà Điệp có thể cấu thành tội giết người chưa đạt. Do đó, việc cơ quan điều tra Công an TPHCM ra quyết định đình chỉ điều tra đối với vụ án này có thể là không chính xác.

Dựa trên những phân tích, tình tiết nêu trên, hành vi của bị can thuộc vào trường hợp định khung tăng nặng được quy định tại điểm l và điểm q khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009): giết người “Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người” và giết người “Vì động cơ đê hèn”.

Theo đó, bị can có thể phải đối mặt với khung hình phạt tù từ 12 -20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Hành vi dùng thuốc diệt chuột của bà Điệp là hành vi nguy hiểm, để nhằm mục đích giải tỏa thù hằn cá nhân mà hành vi của bà có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng cho nhiều người. Nhưng tuy nhiên, với hành vi này bà Điệp có thể được áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ khi đáp ứng được một số điều kiện như: về nhân thân, hành vi phạm tội giết người chưa đạt,...

Quyết định đình chỉ điều tra chưa thỏa đáng

Bày tỏ quan điểm về vụ việc, Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Liên đoàn Luật sư Việt Nam), cho biết, thuốc diệt chuột là một loại thuốc làm chết chuột, tức là một loại thuốc độc, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây chết người. Ngay trên bao bì của sản phẩm này cũng có cảnh báo đối với người tiêu dùng.

Mục đích của bà Điệp có thể là cạnh tranh trong việc bán hàng nhưng việc cạnh tranh này nhằm thỏa mãn mối hận thù nào đó, thậm chí giết người, hoặc có thể gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Như vậy, tác hại của sự việc trên là có.

Người phụ nữ bỏ thuốc diệt chuột vào nồi bún thoát tội giết người

Ganh ghét hàng bún của cháu dâu đắt khách hơn hàng mình, bà Điệp bỏ thuốc diệt chuột vào nồi nước lèo của chị Tuyết để đầu độc khách hàng.

Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Điệp để điều tra về hành vi giết người, tức là hành vi của đối tượng có khả năng làm chết người.

Chưa cần hậu quả chết người xảy ra thì người phạm tội đã có thể bị khởi tố, truy tố, điều tra, xét xử về tội giết người. Thậm chí với hành vi bỏ thuốc chuột vào nồi nước lèo để bán cho khách thì phương pháp phạm tội này có thể làm chết nhiều người, như vậy hậu quả xảy ra có thể rất lớn. Vì vậy, trong trường hợp này không thể đánh giá đối tượng vô ý được.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách cũng cho rằng, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đình chỉ điều tra vụ án vì cho rằng không cấu thành tội phạm thì không thỏa mãn mà cần nhìn nhận ở góc độ hành vi của bà Hồ Thị Ngọc Điệp là có thể gây chết cho hàng loạt người. Trong lịch sử xét xử của ngành tố tụng đã có người cho thuốc độc vào bể nước của gia đình người khác, gây ra hậu quả khủng khiếp.

Nếu trong trường hợp này đình chỉ điều tra như vậy thì trong tương lai không biết được rằng những sự cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí mối tư thù cá nhân để những người vô tình hoặc cố ý có thể gây ra hậu quả khủng khiếp trong tương lai.

“Như vậy mục đích của hình phạt là mang tính răn đe đã không đạt được, cũng như không giáo dục được ý thức pháp luật cho những người có hành vi sai trái như vậy. Do đó, tôi cho rằng cần xem xét lại quyết định đình chỉ điều tra vụ án của cơ quan CSĐT Công an TPHCM” – luật sư Nguyễn Hồng Bách chia sẻ.

Ở góc nhìn khác, theo Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh, kết quả điều tra của Cơ quan chức năng cho biết, bà Điệp chỉ nhằm phá hoại không cho chị Tuyết bán hàng cho khách, không có ý thức giết người; bên cạnh đó lượng thuốc diệt chuột mà bà Điệp bỏ vào nồi nước không đủ khả năng làm cho người chết. Nếu đúng như vậy, hành vi của bà Điệp không cấu thành tội giết người, mặc dù thuốc diệt chuột mà bà Điệp sử dụng là loại thuộc kịch độc nhóm 1. Do đó, quyết định đình chỉ điều tra vụ án "Giết người" của Cơ quan CSĐT TPHCM là chính xác.

“Tuy nhiên, trong trường hợp này, bà Điệp vẫn có thể bị xử lý về hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Chế tài xử lý là hành chính hay hình sự tùy thuộc vào giá trị nồi nước mà chị Tuyết phải bỏ đi, không sử dụng được” – Luật sư Giang Hồng Thanh nêu quan điểm.

Theo hồ sơ vụ việc, rạng sáng 25/12/2016, do có mâu thuẫn trong cuộc sống nên bà Điệp đã lén bỏ “chất lạ” vào nồi nước lèo bún riêu bán cho khách của chị Tuyết (cháu bà Điệp).

Tại cơ quan công an, bước đầu bà Điệp đã thừa nhận bỏ thuốc diệt chuột vào nồi nước lèo nhằm ý định đầu độc khách ăn sáng tại quán của chị Tuyết. Nguyên nhân vì sự ganh ghét do quán của cháu dâu đắt khách hơn mình và mâu thuẫn đất đai.

Theo chị Tuyết thì quán ăn sáng bình dân của mình thường có đông người lao động, công nhân Khu Công nghệ cao ở trọ xung quanh đến ăn. Nếu vụ việc không kịp phát hiện thì hậu quả lúc đó chắc sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Ngày 17/1/2017, cơ quan điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Hồ Thị Ngọc Điệp để điều tra về hành vi giết người./.

Nguồn: https://vov.vn/vu-an/luat-su-len-tieng-ve-vu-bo-thu...



Gọi ngay

Zalo