Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KHI THẤY NGƯỜI KHÁC ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG MÀ KHÔNG CỨU GIÚP THÌ CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?

Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do của họ, vì đây là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Do đó, BLHS đã qui định rất nhiều tội phạm xâm phạm đến quyền cơ bản của con người trong đó có đề cập đến hành vi không cứu giúp người khác. Vậy khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp thì có phải chịu trách nhiệm hình sự? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn tư vấn và giải đáp vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015.

II. Nội dung tư vấn

Hành vi không cứu giúp người khác khi thấy họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được đề cập tại Điều 132 BLHS năm 2015. Theo đó:

- Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Trường hợp người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm hoặc người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Trường hợp không cứu giúp dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy hành vi khách quan được nêu tại Điều 132 BLHS là hành vi (không hành động) không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được hiểu là người mà tính mạng của họ trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác không thì có thể dẫn đến chết người.

Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể do tai nạn bất ngờ (bị thương do tai nạn giao thông, tại nạn lao động,… đòi hỏi phải được cấp cứu) hoặc có thể do những rủi ro khác như người không biết bơi bị ngã xuống sông, hồ, ao hoặc có thể do bị bệnh nhất định đòi hỏi phải được cấp cứu… Bên cạnh đó, sự nguy hiểm đến tính mạng có thể do bên ngoài đưa lại hoặc có thể do chính bản thân người đang trong tình trạng nguy hiểm tự gây ra (hành vi tự sát).

Do hành vi dưới dạng không hành động nên đòi hỏi người phạm tội là người có điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra. Việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân người cứu giúp cũng như cho người khác. Người phạm tội hoàn toàn có đủ khả năng cũng như các điều kiên bên ngoài để thực hiện cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm. Nhưng người phạm tội đã không cứu, không thực hiện việc làm mà pháp luật cũng như đạo đức đòi hỏi họ phải làm. Hậu quả của hành vi không cứu giúp này liên quan trực tiếp đến hậu quả chết người.

Như vậy, một người khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu bản thân người đó có khả năng và điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam về trách nhiệm của cá nhân khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp. Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Nguyễn Thị Lan Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?

Kẻ đưa hối lộ phải nhận hình phạt nào theo quy định của BLHS năm 2015?

Tham gia đua xe trái phép gây chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?


Gọi ngay

Zalo