Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

AI LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHÂN CHẾT TẠI TRẠI GIAM, TRẠI TẠM GIAM, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

AI LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHÂN CHẾT TẠI TRẠI GIAM, TRẠI TẠM GIAM, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Trong thời gian chấp hành án, nhiều lý do khách quan và chủ quan dẫn đến trường hợp phạm nhân chết tại trại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự. Trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về vấn đề này như sau:

I. Cơ sở pháp lý

Luật Thi hành án hình sự năm 2019


II. Nội dung tư vấn

1. Quy định chung về giải quyết trường hợp phạm nhân chết

Điều 56 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết. Theo đó:

+ Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước nơi phạm nhân chết có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân.

Đối với phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch

+ Tại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện làm thủ tục đăng lý khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng.

+ Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép làm thủ tục mai táng người chế thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.

+ Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của phạm nhân không nhận thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.

+ Nếu thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết. Trường hợp phạm nhân là ngời nước ngoài thì việc nhận tử thi và hài cốt phải được Cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.

2. Trường hợp phạm nhân chết tại trại giam vì lý do chủ quan

Trong thực tế có nhiều trường hợp phạm nhân chết tại các cơ sở giam giữ với nguyên nhân là tự sát. Mỗi buồng giam có khá đông người và cán bộ, chiến sĩ thường xuyên theo dõi thế nhưng vẫn có sự cố phạm nhân tự tử. Để ra sai sót như vậy có thể do người có trách nhiệm quản lý, theo dõi phạm nhân không làm tròn chức trách, phạm nhân chết không biết hay phạm nhân có tư tưởng tiêu cực nhưng không biết, không quan tâm.

Trường hợp phạm nhân chết tại cơ sở giam giữ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan quy định tại Điều 56 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 để xác định nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là tự tử, cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra rõ tất cả các đối tượng có liên quan bao gồm tủ nhân và các cán bộ quản giáo, giám thị trại giam. Nếu phát hiện vi phạm hay bỏ sót các quy trình quản lý, giám sát thì tùy vào mức độ, các cá nhân liên quan có thể bị xử lý. Theo Thượng tá Nguyễn Bình Sơn – Phó Trưởng phòng 1, C90 - Cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, “khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng, nhẹ nhất thì cán bộ, chiến sĩ liên quan sẽ bị kiểm điểm, kỷ luật, ghi vào hồ sơ. Mặt khác, nếu phạm nhân chết mà do thiếu sót trong công tác quản lý thì cán bộ, chiến sĩ liên quan tùy trường hợp sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng cấp, cách chức”. Nếu để phạm nhân chết là sai phạm nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ có thể bị tước danh hiệu Công anh nhân dân hoặc bị truy tố theo Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về người chịu trách nhiệm trong trường hợp phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

(Ngát)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

Hai tử tù vượt ngục trách nhiệm thuộc về ai?



Gọi ngay

Zalo