Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP


Tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu trúc lại doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp hướng tới, đây là biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình theo quyết định của chủ doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn hoặc phát triển hơn, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình kinh doanh, các chủ đầu tư có nhu cầu mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng kinh doanh của họ ở từng gia đoạn kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư chưa biết lựa chọn mô hình nào và thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp ra sao. Do đó, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam với đội ngũ Luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề sẵn sàng cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn tổ chức lại doanh nghiệp.

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định từ Điều 192 đến Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Công ty TNHH HTC Việt Nam tư vấn các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp sau:

1. Chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia thành một số công ty mới, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia sau khi công ty mới được đăng ký kinh doanh

Đối tượng áp dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Các doanh nghiệp có thể được chia thành một số doanh nghiệp cùng loại. Việc chia doanh nghiệp là giảm quy mô nhưng làm tăng số lượng doanh nghiệp. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới tương ứng.

Hậu quả pháp lý của việc chia doanh nghiệp:

Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩ vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhập tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty mới .

Bài viết chi tiết: Tư vấn chia doanh nghiệp

2. Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách ra bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty mình để thành lập một hoặc một số công ty mới. Công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại của mình.

Theo quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2014, đối tượng áp dụng tách doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách doanh nghiệp bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới (công ty được tách); chuyển toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới; hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.

Hậu quả pháp lý của việc tách doanh nghiệp:

Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cũng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Bài viết chi tiết: Tư vấn tách doanh nghiệp

3. Hợp nhất doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 194 của Luật Doanh nghi năm 2014, hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp “hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

Đối tượng áp dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

Bài viết chi tiết: Tư vấn hợp nhất doanh nghiệp

4. Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty (công ty sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Bài viết chi tiết: Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

5. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có 2 hình thức:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại

- Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy, đối tượng áp dụng là: Công ty TNHH, công ty cổ phần, và doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý: Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định.

Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty được chuyển đổi.

Bài viết chi tiết: Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục chuyển đội loại hình doanh nghiệp

----------------------------------------------

Trên đây là tư vấn của HTC Việt Nam về tổ chức lại doanh nghiệp, để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp hiện nay chúng tôi thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật thông qua các hình thức sau:

- Tư vấn trực tiếp (gặp mặt, qua điện thoại...);

- Tư vấn bằng văn bản;

- Tư vấn qua thư điện tử.

Dù lựa chọn tư vấn bằng hình thức nào HTC Việt Nam cũng luôn đảm bảo mang đến cho bạn các dịch vụ:

Với Chi phí Hợp Lý nhất, Thời gian Nhanh Nhất Và An toàn Bảo mật Thông tin Tuyệt đối

Để biết thêm thông tin chi tiết và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, xin liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo