Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TƯ VẤN THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người lao động Việt Nam đang phải cạnh tranh không chỉ với lao động trong nước mà còn cả với lao động nước ngoài, đặc biệt đó là nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đây chính là một trong những lý do khiến tỷ lệ thất nghiệp của người lao động vẫn duy trì ở mức cao. Vì vậy, nhà nước đã đề ra những chính sách giải quyết việc làm, trong đó hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay còn gọi là xuất khẩu lao động) tỏ ra khá hiệu quả. Nhà nước khuyến khích đưa nhiều người lao động ra nước ngoài làm việc để họ tự tạo ra thu nhập và giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, do hoạt động này liên quan đến hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và các nước nên khi thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ do pháp luật quy định. Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho Quý doanh nghiệp về thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động.

I. Căn cứ pháp lý

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006;

- Nghị định 126/2007/NĐ-CP;

- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư 22/2013 về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người LĐ VN đi làm việc NN;

- Quyết định 1012/2013 về thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH.


II. Nội dung tư vấn

1. Thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục

Để thành lập công ty xuất khẩu lao động thì cần phải thực hiện hai quy trình đó là: Quy trình thành lập doanh nghiệp và quy trình xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

* Quy trình thành lập doanh nghiệp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi xác định ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp hay được lựa chọn là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và nhận kết quả

Hiện nay, có hai cách để thực hiện đăng ký doanh nghiệp:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;

Nếu sử dụng chữ ký số:

- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

- Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

- Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

- Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

- Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thêm một số thủ tục về thuế, về con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp.

* Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều kiện cấp giấy phép:

- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế. Khi có sự thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản chứng minh đủ điều kiện quy định;

+ Có tiền ký quỹ. Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với mức tiền là một tỷ đồng. Trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định.

2. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép

Hồ sơ cấp Giấy phép bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;

- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện;

- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

Cơ quan nộp hồ sơ

Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Lệ phí

Lệ phí cấp Giấy phép là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quốc Khánh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết có liên quan:

- Tư vấn thành lập công ty xuất khẩu dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài

- Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm

- Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ 2020



Gọi ngay

Zalo