Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nhượng quyền thương mại là một trong những hình thức kinh doanh thương mại. Theo đó, Để tham gia vào hoạt động nhượng quyền này thì cả hai bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền đều phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Vậy, điều kiện đó là gì? Bài viết dưới đây của công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Điều 284 Luật Thương Mại năm 2005

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền

Quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Lợi ích của việc nhượng quyền thương mại

- Đối với bên nhượng quyền không phải đầu tư nhiều vốn nhưng mô hình kinh doanh, thị trường tiêu thụ hàng hóa sẽ được mở rộng hơn, từ đó giới thiệu, quảng bá được thương hiệu của mình đến nhiều nơi.

- Đối với bên nhận quyền sẽ được thừa hưởng kinh nghiệm, bí quyết về cách sản xuất hàng hóa, cách tổ chức kinh doanh từ bên nhượng quyền, góp phần giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa bên nhận quyền không cần phải xây dựng thương hiệu, đặt tên sản phẩm, đăng kí nhãn hiệu.,…góp phần giảm thiểu thời gian và chi phí kinh doanh

2. Điều kiện để nhượng quyền thương mại

Điều kiện đối với bên nhượng quyền

Để thực hiện được hoạt động nhượng quyền thương mại thì phải đảm bảo hệ thống kinh doanh dự định nhượng quyền đã hoạt động được từ 1 năm trở lên. Trong đó hàng hóa, dịch vụ nhượng thuộc đối tượng của hợp đồng nhượng quyền phải đảm bảo không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, trường hợp thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh thì phải đảm bảo có giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Điều kiện đối với bên nhận quyền

Để nhận nhượng quyền kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền thì phải bảo đảm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ đó.

Đối với hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại:

- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

Thủ tục đăng ký nhượng quyền đối với thương nhân nước ngoài

Theo quy định hiện nay thì bên nhượng quyền trước khi thực hiện ký hợp đồng nhượng quyền thương mại phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trước. Đối với thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền vào Việt Nam thì phải thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ công thương trước.

Hồ sơ đăng ký hoạt động

- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

- Bản dưới thiệu về nhượng quyền thương theo mẫu do Bộ công thương ban hành

- Các giấy tờ xác nhận tư các pháp lý như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp

- Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ như nhãn hiệu, sáng chế hoặc kiểu dáng thì phải cung cấp được văn bằng bảo hộ tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài.

Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự.

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài sẽ được nộp bằng bản giấy đến Bộ công thương. Nếu thương nhân nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện của bên nhượng quyền thì Bộ công thương sẽ ghi thông tin nhượng quyền vào Sổ đăng ký nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân nước ngoài biết về sự chấp thuận.

Như vậy, để thực hiện việc nhương quyền thương mại cho thương nhân khác, bạn phải đáp ứng các điều kiện như: thệ thống kinh doanh dùng để nhượng quyền đã hoạt động từ 01 năm trở lên; có đăng ky kinh doanh hoạt động nhượng quyền thương mại; hàng hóa dùng để kinh doanh nhượng quyền thương mại phải là hàng hóa được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết và sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo