Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường phát sinh nghành nghề mới hoặc giảm bớt đi một số ngành nghề để thêm nghành nghề khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh của Công ty.Vì vậy, việc đăng ký bổ sung thay đổi ngành, nghề kinh doanh để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Vậy thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020.

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021của Chính phủ Quy định về đăng ký doanh nghiệp.

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

II. Nội dung tư vấn

1. Hồ sơ chuẩn bị thay đổi, bổ sung nghành nghề kinh doanh

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

- Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);

- Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;

- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

- Tài liệu khác đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, trong trường hợp ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền đăng ký bổ sung trước, sau đó khi doanh nghiệp chính thức thực hiện đảm bảo các điều kiện kinh doanh hoặc xin giấy phép liên quan đến từng điều kiện kinh doanh cụ thể.

+ Đối với nghành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định: Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hậu kiểm, doanh nghiệp xuất trình văn bản xác nhận vốn pháp định (Ví dụ như: Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, giấy chứng nhận ký quỹ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định,…)

+Đối với nghành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).

Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (thủ tục thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng thời một lúc).

2. Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh;

Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh. Một số tỉnh thành phải nộp online trước, sau khi có thông báo chấp thuận thì nộp bản cứng.

Bước 3: Thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải công bố trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Bước 4: Nhận kết quả thông báo thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh.

3. Lưu ý khi khi thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Để có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều sau đây:

- Doanh nghiệp cần nắm được ngành nghề được thay đổi bổ sung có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và điều kiện kinh doanh như thế nào.

- Doanh nghiệp phải thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn thay đổi bổ sung đó về ngành nghề kinh doanh cấp 4 quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

- Đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, khi thay đổi bổ sung ngành nghề doanh nghiệp cần điểu chỉnh vốn để đáp ứng điều kiện về vốn.

- Đối với việc thay đổi bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, cần phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép trước khi hoạt động kinh doanh.

-Đối với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đã được sửa đổi, xóa bỏ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam doanh nghiệp cần xóa bỏ hoặc sửa đổi ngành nghề theo quy định hiện hành.

Mọi thông tin liên quan đến thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

(Nguyễn Văn Hùng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

- Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

- Thủ tục chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về nước



Gọi ngay

Zalo