Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ THUÊ BỊ CẤM GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ NÀY.

KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ THUÊ BỊ CẤM GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ NÀY.

Trong đời sống xã hội dân sự, hoạt động vay mượn tài sản để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống diễn ra thường xuyên. Có vay có trả là một quy luật tất yếu và nhiều khi trả còn nhiều hơn là vay. Tuy nhiên, không phải ai đến thời hạn thanh toán cũng có khả năng thanh toán các khoản nợ đã vay. Nhiều trường hợp khách nợ chây ì không trả nợ hay không có khả năng trả nợ khiến chủ nợ phải tìm đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ để giúp mình thực hiện hoạt động đòi nợ nhằm thu hồi khoản nợ đã cho vay một cách nhanh chóng nhất. Thực trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ kiểu “xã hội đen” gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Luật Đầu tư năm 2020 đã chính thức được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, theo đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị cấm. Vậy các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ ra sao?

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Đầu tư năm 2020;

- Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2020 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.


II. Nội dung tư vấn

1. Thế nào là kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành dịch vụ mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, tập đoàn ủy quyền cho tổ chức được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoạt động đòi nợ trong khuôn khổ pháp luật. Trong đó, nội dung của hoạt động dịch vụ đòi nợ căn cứ theo Điều 6 Nghị định 104/2007/NĐ-CP gồm:

+ Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.

+ Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.

+ Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.

+ Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.

Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ. Các doanh nghiệp này được thực hiện hoạt động dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Cấm kinh doanh đòi nợ thuê

Thực tế hoạt động kinh doanh đòi nợ thuê cho thấy nhiều doanh nghiệp kinh doanh hoạt động này đang biến tướng với các kiểu cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, khủng bố gây áp lực lên con nợ cũng như áp dụng các biện pháp gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ lụy. Tuy rằng đã có Nghị định số 104/2017/NĐ-CP tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh của pháp luật tới hoạt động đòi nợ trên thực tế.

Luật Đầu tư năm 2014 đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Điều 7 Luật này. Chiều ngày 17/06/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó điểm h khoản 1 Điều 6 quy định ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh bao gồm cả kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Luật Đầu tư năm 2020 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, theo đó hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang tồn tại sẽ chính thức bị cấm.

3. Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau khi dịch vụ này bị cấm

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ đòi nợ bởi “nguồn cung” của dịch vụ này rất lớn. Các doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh đòi nợ được tiếp tục hoạt động cho đến trước ngày 01/01/2021 khi Luật Đầu tư năm 2020 chính thức có hiệu lực. Sau ngày này, các hoạt động liên quan đến dịch vụ này phải được chấm dứt. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có nhiều loại hình kinh doanh và đòi nợ chỉ là một phần trong danh mục kinh doanh của họ và các hình thức kinh doanh này vẫn hoạt động bình thường dù hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị cấm.

Như vậy, các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thanh quyết toán tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ này đến trước ngày 01/01/2021.

Các doanh nghiệp có thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh khác không liên quan đến kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoặc chuẩn bị 2 phương án như:

- Chuyển đổi ngành nghề kinh doanh: nếu doanh nghiệp chỉ kinh doanh duy nhất hoạt động đòi nợ và vẫn muốn tiếp tục kinh doanh thì có thể làm thủ tục chuyển đổi ngành nghề hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

- Giải thể doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp nhận thấy không thể chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc không muốn kinh doanh dịch vụ khác thì có thể đăng ký giải thể doanh nghiệp sau khi đáp ứng các điều kiện:

+ Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và các khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.

+ Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau khi dịch vụ này bị cấm. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng với khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

(Ngát)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

- Tư vấn trường hợp vay tiền không trả được



Gọi ngay

Zalo