Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO

Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Theo quy định tại Luật công nghệ cao 2008 và Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thì dự án đầu tư vào khu công nghệ cao cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

1. Lĩnh vực hoạt động của dự án phải thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định tại Điều 5 Luật Công nghệ cao, bao gồm:

a) Công nghệ thông tin;

b) Công nghệ sinh học;

c) Công nghệ vật liệu mới;

d ) Công nghệ tự động hóa;

2. Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệthuộc Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;

b) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn;

c) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;

d) Góp phầnnâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

3. Chi cho nghiên cứu – phát triển của dự án

a) Tổng chi cho nghiên cứu – phát triển được thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 5% tổng doanh thu hàng năm hoặc chi hoạt động nghiên cứu – phát triển thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 1% tổng doanh thu hàng năm.

b) Nội dung chi nghiên cứu – phát triển và nội dung chi hoạt động nghiên cứu – phát triển được quy địnhtại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN .

4. Số lao động có bằng đại học trở lên trực tiếp tham gia nghiên cứu – phát triển của dự án phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động của dự án.

5. Dây chuyền công nghệ của dự án phải đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu sau: sản xuất trên dây chuyền được chuyên môn hóa và tổ chức theo phương pháp tự động hóa, trong đó có ít nhất 1/3 (một phần ba) số lượng thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; được bố trí trong không gian làm việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành (ví dụ như ISO 9000/2001, CMM hoặc GMP, v.v.); phải áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng máy tính.

7. Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương”.

Như vậy, so với các dự án đầu tư ngoài khu công nghệ cao, các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì khu công nghệ cao là một khu vực đặc thù, được lập ra để đáp ứng mục tiêu phát triển các ngành công nghệ cao, đồng thời dự án đầu tư vào khu công nghệ cao cũng nhận được nhiều ưu đãi hơn các dự án ngoài khu công nghệ cao nên pháp luật cũng quy định điều kiện chặt chẽ hơn với các dự án đầu tư ngoài khu công nghệ cao.

Thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao được quy định tại Điều 6 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành như sau:

1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao; tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư được uỷ quyền; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền.

2. Đối với các dự án đầu tư được ủy quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải xem xét, quyết định và thông báo cho nhà đầu tư việc cấp hay từ chối cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp từ chối, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ.

4. Dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được lập theo quy định của pháp luật, có giải trình rõ việc đáp ứng những điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

5. Các ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được xem xét đồng thời trong quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư và được quy định trong Giấy phép đầu tư. Các ưu đãi đối với dự án đầu tư trong nước được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(T. Loan)



Gọi ngay

Zalo