Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CÓ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ ĐƯỢC THẨM TRA THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH?

CÓ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ ĐƯỢC THẨM TRA THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là một bản mô tả, đánh giá vắn tắt về một đơn vị/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng được bộ xây dựng, sở xây dựng trực tiếp rà soát và đánh giá nhằm quy định hạn mức và lĩnh vực hoạt động nhất định cho một đơn vị cụ thể. Chính vị vậy tất cả mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng để tham gia đấu thầu hợp lệ. Chứng chỉ năng lực xây dựng có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam và là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp xây dựng. Mỗi lĩnh vực cần có phải đáp ứng những quy định khác nhau để được cấp chứng chỉ năng lực. Vậy đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình thì pháp luật quy định như thế nào? Cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin giả đáp thắc mắc cho bạn trong bài viết dưới đây.

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13.

- Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số: 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số: 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bõ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng.


II. Nội dung tư vấn

1. Các lĩnh vực sau phải có chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 57 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế thẩm tra thiết kế xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau:

– Thiết kế kiến trúc công trình.

– Thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp.

– Thiết kế cơ – điện công trình.

– Thiết kế cấp – thoát nước công trình.

– Thiết kế xây dựng công trình giao thông.

– Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

– Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

2. Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực tổ chức thiết kế xây dựng công trình

* Điều kiện chung:

Căn cứ Khoản 2 Điều 57 Nghị định số: 42/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:

- Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

- Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

* Điều kiện riêng:

Căn cứ Điều 61 Nghị định số: 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình như sau:

- Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

+ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

- Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

+ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

- Hạng III:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

3. Có chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình có được thẩm tra thiết kế công trình?

Theo quy định tại Khoản 2. Điều 61 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP, tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình thì được tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình các cấp tương ứng với hạng năng lực, cụ thể như sau:

- Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

- Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

- Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.

4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình

Căn cứ Điều 58b Nghị định số: 100/2018/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định số: 100/2018/NĐ-CP;

2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);

4) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

6) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);

7) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai

Lưu ý: Các tài liệu tại (2), (3), (4), (6) và (7) phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về điều kiện, hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quách Phương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo